Hướng dẫn lắp đặt bãi tiếp địa đúng chuẩn kỹ thuật từ A – Z

Mọi công trình đều cần lắp đặt bãi tiếp địa chống sét nhằm hạn chế nguy hiểm, thiệt hại do sét, cảm ứng điện từ, cảm ứng tĩnh điện gây ra. Nguyên nhân vì sét đánh có thể gây nguy hiểm, thiệt hại cho con người và tài sản. Vậy để lắp đặt bãi tiếp địa như thế nào ? Có những tiêu chuẩn và quy trình ra sao ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Công ty P69 ngay nhé !

Hệ thống bãi tiếp địa chống sét là gì?

Hệ thống tiếp địa được lắp đặt đúng kỹ thuật sẽ mang đến hiệu quả chống sét cao nhất. Ngược lại, hệ thống tiếp đất sẽ trở thành mối nguy hại tiềm ẩn cho chính công trình được lắp đặt và các công trình xung quanh.

Hệ thống bãi tiếp địa chống sét
Hệ thống bãi tiếp địa chống sét

Hệ thống tiếp địa gồm:

  • Cọc tiếp địa
  • Hộp nối
  • Dây tiếp địa
  • Đây nối đến các thiết bị điện
  • Hóa chất giảm điện trở

Các vật tư hỗ trợ quá trình thi công như:

  • Khuôn hàn hóa nhiệt
  • Thuốc hàn hóa nhiệt GOLDWELD
  • Đồng hồ đo điện trở chất lượng

Được liên kết với nhau qua cáp dẫn và tiếp xúc với đất. Nếu hệ thống này được lắp đặt đúng quy trình, kỹ thuật sẽ đảm bảo an toàn cho người và công trình cần bảo vệ, cho thời gian sử dụng lâu bền.

Cấu tạo hệ thống tiếp địa chống sét gồm những gì?

Một hệ thống tiếp địa phải có đầy đủ các bộ phận: cọc tiếp địa, dây liên kết, mối nối liên kết, hộp nối đất và kiểm tra.

Các bộ phận này đều có vai trò quan trọng nha nhau giúp hệ thống hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó còn cần có hóa chất giảm điện trở đất, hay còn gọi là vật liệu tăng tính dẫn điện cho đất. Nó giúp tăng khả năng tiêu tán dòng điện. Các loại hóa chất này có tính năng hút ẩm Sau đó tạo thành dạng keo bao quanh điện cực để làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa đất và điện cực.

Cấu tạo hệ thống tiếp địa chống sét
Cấu tạo hệ thống tiếp địa chống sét

Tiêu chuẩn lắp đặt bãi tiếp địa chống sét an toàn là gì?

Hệ thống tiếp địa cần được lắp đặt đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn. Hệ thống thực hiện đúng chức năng. Đặc biệt là không gây ảnh hưởng, thiệt hại cho các công trình ngầm (nếu có).

Tùy vào hiện trạng đất, vị trí công trình, đặc điểm địa hình, yêu cầu chức năng,… Mà kỹ sư sẽ thiết kế , đưa ra phương pháp tiếp địa hợp lý, an toàn. Tuy nhiên mọi thiết kế cần tuân theo các tiêu chuẩn được quy định sau đây:

  • Yêu cầu chung quy định tại TCVN9358:2012, quy định về lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp.
  • Quy định về chống sét cho công trình xây dựng quy định tại TCVN 9385:2012, hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
  • Quy định chung về quy phạm trang bị điện được quy định tại 11 TCN-18:2016.
  • Quy phạm trang bị điện về hệ thống đường dẫn điện tại 11 TCN-19:2016.
  • Quy phạm Trang bị phân phối và trạm biến áp được quy định tại 11 TCN-20:2016,
  • Quy định về Bảo vệ và tự động tại 11 TCN-21:2016.
Tiêu chuẩn lắp đặt bãi tiếp địa chống sét
Tiêu chuẩn lắp đặt bãi tiếp địa chống sét

Quy trình kiểm định hệ thống tiếp địa chống sét

Việc kiểm định hệ thống tiếp địa chống sét là bắt buộc. Mục đích để đảm bảo hệ thống thực hiện đúng và tốt chức năng của mình, đảm bảo an toàn tối đa. Kiểm định hệ thống tiếp địa giúp việc quản lý, sử dụng hệ thống tại các tòa nhà một cách an toàn, giảm thiểu các chi phí liên quan.

Bước 1: Kiểm tra và đánh giá sự phù hợp của các thiết kế, bản vẽ hoàn công của mặt bằng lắp đặt điện cực, sơ đồ hệ thống dây nối đẳng thế, dây dẫn bảo vệ, thuyết minh thiết kế. Kiểm định chứng chỉ vật liệu, các báo cáo kiểm định lần trước.

Bước 2: Kiểm tra các bộ phận của hệ thống tiếp địa ẩn bên dưới mặt đất trước khi lấp đất. Sau đó mới kiểm tra đến các bộ phận đặt nổi. Các yếu tố lắp đặt cần kiểm tra:

  • Thực tế lắp đặt so với thiết kế
  • Kiểm tra việc sử dụng vật liệu theo yêu cầu thiết kế
  • Các mối hàn, mối nối đã an toàn chưa?
  • Biện pháp chống ăn mòn, biện pháp bảo vệ mạch dẫn, biện pháp chống điện áp chạm và điện áp bước ở những nơi cần thiết có đạt chuẩn chưa?
  • Kiểm tra các phần ngầm trong đất

Bước 3: Kiểm tra đo lường, thông mạch và kiểm tra chất lượng đấu nối của dây nối đất bảo vệ, dây nối đẳng thế. Tiếp đến đo điện trở tiếp địa, điện trở của điện cực đất, tổng trở mạch vòng chạm đất. Cuối cùng kiểm tra tác động của thiết bị dòng điện thừa.

Hướng dẫn lắp đặt bãi tiếp địa đơn giản và dễ thực hiện chỉ với 5 bước

Hệ thống đóng cọc tiếp địa dành cho những công trình có nhiều đất trống xung quanh, hoặc những công trình vừa khởi công xây dựng phần móng, ta có thể đóng cọc dưới nền móng.

Bước 1: Đào rãnh tiếp địa.

– Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.

– Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.

– Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm

Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất

– Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).

– Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm.

– Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.

– Rải cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.

– Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.

– Hóa chất làm giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.

– Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng.

– Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng.

– Hàn hóa nhiệt EXOWELD (hoặc hàn hóa nhiệt LEEWELD) để liên kết các cọc với cáp đồng trần.

Bước 3: Chọn và lắp kim thu sét

Kim thu sét được làm bằng kim loại có độ dài từ 0,5-1,5m được gắn trên nóc nhà. Nối kim thu sét với các dây kim loại đi xuống mặt đất. Dây thoát sét được nối với cọc tiếp địa. Bộ phận tiếp địa là các thanh kim loại dài khoảng 2,5-3m chôn sâu xuống đất ở vị trí cách sàn nhà ra phía ngoài 1-2m. Bạn đào rãnh sâu 0,5m và nối các đầu cọc tiếp địa với nhau.

– Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí hộp kiểm tra điện trở đất.

Bước 4: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

– Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất.
– Kiểm tra lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.
– Lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
– Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là < 10 Ohm, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép.

Chu kỳ kiểm định hệ thống tiếp địa chống sét

Chu kỳ kiểm định hệ thống tiếp địa tùy thuộc vào nơi mà hệ thống được lắp đặt. Cần kiểm định sáu tháng một lần với hệ thống lắp đặt ở nơi đặc biệt nguy hiểm. Kiểm định hằng năm đối với hệ thống tiếp địa được lắp đặt ở nơi nguy hiểm. Kiểm định hai năm một lần đối với hệ thống nối đất lắp đặt ở nơi ít nguy hiểm.

Chu kỳ kiểm định hệ thống tiếp địa chống sét
Chu kỳ kiểm định hệ thống tiếp địa chống sét

Tuy nhiên cũng cần kiểm tra đột xuất. Khi cần kiểm tra ngay nếu có tai nạn, sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn. Hoặc sau khi lắp đặt lại, sửa chữa hệ thống tiếp địa, hay sửa chữa các công trình khác gần đó có khả năng làm hỏng các bộ phận của hệ thống tiếp địa cũng cần kiểm định lại. Đặc biệt, sau khi có thiên tai, bão, lụt, động đất, hỏa hoạn cần kiểm tra nhanh nhất có thể hệ thống nối đất thiết bị.

Đơn vị lắp đặt bãi tiếp địa uy tín

Hiện nay trên thị trường có vô vàn đơn vị lắp đặt bãi tiếp địa. Tuy nhiên, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn một đơn vị uy tín hàng đầu trong việc lắp đặt điện, điện nhẹ. Đó là Công Ty P69P69 luôn được mọi người đánh giá cao bởi lý do sau:

– Nhà máy sản xuất quy mô, sử dụng trang thiết bị hiện đại. Đạt chuẩn quốc tế

– Đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm

– Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7

– Miễn phí vận chuyển lắp đặt

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

5/5 - (2 bình chọn)