Bình chữa cháy là thiết bị cứu hỏa quan trọng. Bất kì ai cũng dễ dàng mua được thiết bị này nhưng không phải ai cũng nắm rõ tiêu chuẩn quy định lắp đặt bình chữa cháy. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng bình chữa cháy mang lại không cao. Yêu cầu cách lắp đặt bình chữa cháy theo TCVN như thế nào? Lưu ý trong quy định lắp đặt bình chữa cháy? Quy định cách lắp đặt bình chữa cháy ra sao ? Câu trả lời có trong nội dung Công ty P69 chia sẻ sau:
Yêu cầu cách lắp đặt bình chữa cháy theo TCVN như thế nào?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy quy định về yêu cầu lắp đặt bình chứa khí chữa cháy như sau:
– Bình khí chỉ áp dụng đối với các khu vực thường không có người và phải đảm bảo các yêu cầu về sự phù hợp của chất khí chữa cháy với chất cháy.
– Bình khí được dùng để chữa cháy trong khu vực được bao che kín hoặc các thiết bị có sẵn cấu kiện bao che vây quanh đảm bảo thời gian duy trì nồng độ dập tắt theo quy định tại TCVN 7161-1.
– Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt phải được lắp đặt phù hợp với các thông số kỹ thuật theo công bố của nhà sản xuất và được thử nghiệm theo quy định của tiêu chuẩn này. Bình khí có thể được lắp trong khu vực bảo vệ, Bình khí không yêu cầu phải có cơ cấu kích hoạt bằng tay.
– Bình khí phải được lắp đặt trong các giới hạn về thông số kỹ thuật theo công bố của nhà sản xuất:
+ Độ cao lắp đặt.
+ Diện tích bao phủ của đầu phun chữa cháy.
+ Khoảng cách giữa các bình khí trong hệ thống (nếu có).
– Đầu phun xả khí có thể gắn kèm trên cụm van hoặc lắp đặt cách bình khí trong giới hạn đã được kiểm định. Khoảng cách đầu phun xả khí đến trần khu vực bảo vệ không quá 300 mm.
– Chiều cao lắp đặt tối đa của bộ phận cảm biến nhiệt theo công bố của nhà sản xuất nhưng không cao quá 9 m, khoảng cách từ bộ phận cảm biến nhiệt đến trần của khu vực bảo vệ phải đảm bảo khoảng cách từ 0,08 m – 0,4 m. Khoảng cách tối đa giữa các bộ phận cảm biến nhiệt theo bảng sau:
– Khung treo, giá đỡ bình khí phải được làm bằng vật liệu không cháy, gắn cố định và có khả năng chịu được phản lực sinh ra khi bình xả khí (các loại quang treo, móc treo không có khả năng cố định bình khí thì không được chấp nhận). Áp suất làm việc lớn nhất của bình khí phải phù hợp với các loại khí chữa cháy được quy định trong các phần tương ứng của TCVN 7161.
Tiêu chuẩn quy định mới nhất về lắp đặt bình chữa cháy chuẩn
Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình- yêu cầu thiết kế quy định về hộp đựng phương tiện chữa cháy sử dụng trong hệ thống chữa cháy họng nước vách tường như sau:
(1) Cửa của các tủ tường để đặt họng chữa cháy (hộp đựng phương tiện chữa cháy) cho phép làm bằng vật liệu dễ cháy.
(2) Hộp đựng phương tiện chữa cháy phải được bố trí cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng.
(3) Hộp đựng phương tiện chữa cháy phải đặt khóa van, lăng phun nước, cuộn vòi mềm chữa cháy có đủ độ dài theo tính toán.
(4) Số hộp đựng phương tiện chữa cháy âm tường phải tương ứng với số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà theo quy định tại TCVN-2622:1995; cụ thể như sau:
Bố trí 1 hộp đựng phương tiện chữa cháy
Những trường hợp cần bố trí 1 họng nước chữa cháy tương ứng với 1 hộp đựng phương tiện chữa cháy bao gồm:
– Công trình hành chính từ 6 đến 12 tầng có khối tích đến 25.000 m3.
– Nhà ở gia đình cao từ 4 tầng trở lên, khách sạn và nhà ở tập thể, nhà công cộng cao từ 5 tầng trở lên có khối tích đến 25.000m3. Nhà ở kiểu đơn nguyên cao đến 16 tầng.
– Bệnh viện, cơ sở dự phòng, nhà trẻ, nhà trẻ, cửa hàng, nhà ga, nhà phụ của các công trình công nghiệp có thể tích từ 5.000 m3 đến 25.000 m3.
– Các phòng được bố trí dưới khán đài của sân vận động có thể tích 5000 m3 tại 25.000 m3 và nhà thi đấu thể thao có thể tích đến 25.000 m3.
– Nhà nghỉ dưỡng, nhà nghỉ mát, bảo tàng, thư viện, văn phòng thiết kế có thể tích từ 7.500 m3 đến 25.000 m3.Nhà triển lãm có diện tích trưng bày dưới 500 m 2.
– Hội trường, các gian phòng khán giả trang bị máy chiếu chiếu phim cố định có sức chứa từ 300 đến 800 chỗ ngồi.
Bố trí 2 hộp phương tiện chữa cháy
Những trường hợp cần bố trí 2 họng nước chữa cháy tương ứng với 2 hộp đựng phương tiện chữa cháy bao gồm:
– Nhà ở các loại cao 12 ÷ 16 tầng.
– Nhà hành chính cao 6 ÷ 12 tầng.
– Khách sạn, nhà tập thể, nhà an dưỡng, nhà nghỉ, bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, nhà bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, các loại cửa hàng, nhà ga, trường học có khối tích lớn hơn 25.000m3.
– Nhà phụ trợ của công trình công nghiệp có khối tích lớn hơn 25.000m3.
– Các gian phòng bố trí dưới khán đài sân vận động và các gian thể dục thể thao có khối tích lớn hơn 25.000m3.
– Nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, nhà văn hóa, rạp xiếc, phòng hòa nhạc có trên 800 chỗ, viện nghiên cứu khoa học.
– Nhà sản xuất trừ những điều đã quy định trong điều 10 ÷ 17.
– Các nhà kho có khối tích từ 5.000m3 trở lên chứa vật liệu dễ cháy hoặc vật liệu phòng cháy bảo quản trong các bao bì dễ cháy.
Tiêu chuẩn lắp đặt bình chữa cháy đầy đủ chi tiết nhất
Quy định lắp đặt bình chữa cháy mà bạn cần phải tuân thủ đó là:
Nơi để bình chữa cháy
Vị trí đặt bình chữa cháy là nơi dễ quan sát thấy và thuận tiện lấy. Khu vực để bình chữa cháy không có vật cản. Khi xảy ra hỏa hoạn dễ dàng tiếp cận lấy bình chữa cháy dập tắt đám cháy nhanh nhất.
- Không để bình chữa cháy vị trí khó lấy (gầm cầu thang, phòng khóa cửa), đồ vật che lấp bình chữa cháy
- Không đặt bình chữa cháy nằm trực tiếp dưới nền
- Không đặt bình chữa cháy ở gần hoặc trong khu vực có nhiệt độ quá cao hay quá thấp, gần hóa chất ăn mòn, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Bình chữa cháy để ngoài trời đặt trong tủ hoặc vị trí có mái che chắn
Cách lắp đặt bình chữa cháy
Bình chữa cháy nhanh bị hỏng, thậm chí là vật cản gây ra tai nạn nếu không được lắp đặt đúng cách và nằm sai vị trí. Vì vậy khi lắp đặt bình chữa cháy cần sử dụng kết hợp thêm giá đỡ hoặc tủ đựng bình chữa cháy.
Giá, kệ hay tủ/hộp đựng bình chữa cháy được làm bằng sắt chắc chắn. Bên ngoài tủ được phủ sơn tĩnh điện màu đỏ chống oxy hóa và dễ nhận biết.
Tủ có cánh cửa kính trong suốt dễ thấy thiết bị bên trong và không khóa. Một tủ đựng bình chữa cháy đựng được tối đa 3 bình.
Lưu ý cách lắp đặt bình chữa cháy
Có một vài lưu ý bạn cần nắm được trong cách lắp đặt bình chữa cháy đó là:
- Bình chữa cháy mới và bình chữa cháy đã sử dụng để riêng
- Khoảng cách giữa các bình chữa cháy 29m- 30m
- Mặt bằng diện tích 80m2 lắp đặt tối thiểu 2 bình chữa cháy
- Nên để bình chữa cháy ở gần cầu thang hoặc lối thoát hiểm
- Chiều cao đặt bình chữa cháy khoảng 1,5m
- Cần có bảng chỉ dẫn tới vị trí đặt bình chữa cháy
Bảo quản bình chữa cháy
Bạn đã biết cách bảo quản bình chữa cháy hay chưa? Hiệu quả và độ bền của một bình chữa cháy phụ thuộc rất lớn vào cách bảo quản. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này.
Bảo quản bình chữa cháy được tiến hành như sau:
- Khi cần di chuyển bình chữa cháy cần thực hiện thao tác nhẹ nhàng
- Kiểm tra bình định kì theo quy định nhà sản xuất, tối thiểu là 1 lần/tháng
- Kiểm tra các bộ phận vòi phun, khối lượng bột trong bình và khí đẩy
- Nạp lại bình chữa cháy khi kim chỉ nằm dưới vạch xanh. Trước khi nạp đầy sẽ phải tháo linh kiện bịt miệng bình và vệ sinh sạch sẽ bộ phận bụi bẩn, có dính bột
- Thay bình chữa cháy mới sau 5 năm sử dụng
Lưu ý trong quy định lắp đặt bình chữa cháy
Lắp đặt bình chữa cháy sao cho hiệu quả, là nỗi băn khoăn của không ít người hiện nay. Vì vậy, khi tiến hành lắp đặt bình chữa cháy, chủ đầu tư cần phải lưu ý các vấn đề sau:
1. Lắp đặt bình cứu hoả tại những nơi dễ thấy và dễ lấy
Bình cứu hoả cần phải được lắp đặt tại những vị trí thuận tiện cho việc sử dụng. Tránh đặt tại những nơi gây trở ngại cho việc thấy và lấy khi hoả hoạn xảy ra.
Theo quy định lắp đặt bình chữa cháy, tuyệt đối không được để bình dưới nền nước. Bình cứu hoả đảm bảo phải luôn được nhận biết và dễ dàng sử dụng nhất khi gặp sự cố. Không được để các đồ vật lớn che khuất tầm nhìn thấy bình cứu hoả.
2. Không được để bình chữa cháy ở những vị trí quá nóng hay quá lạnh
Ở mỗi bình chữa cháy đều có quy định nhiệt độ hoạt động lý tưởng của bình. Người sử dụng nên đảm bảo rằng hệ thống bình chữa cháy được đặt tại những vị trí có nhiệt độ không vượt quá mức quy định cho phép.
Tuyệt đối không được đặt bình tại những vị trí có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, cũng như những nơi có độ ẩm cao hoặc nơi có tính chất ăn mòn mạnh. Bình chữa cháy nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và môi trường nước.
3. Chiều cao lắp đặt bình cứu hoả phù hợp
Tại vị trí lắp đặt bình chữa cháy nên thiết kế bảng báo hiệu để cho mọi người dễ dàng nhận thấy. Treo bình bằng hệ thống móc treo, hoặc thiết kế kệ dựng và các loại giá chuyên dụng.
Chiều cao lý tưởng để lắp đặt bình cứu hoả so với mặt sàn là 1,5m, ngang tầm mắt người nhìn. Bảng hướng dẫn sử dụng cũng như nội quy phòng cháy chữa cháy cần phải được dán trên bình cứu hoả. Điều đó sẽ giúp người sử dụng có thêm kiến thức xử lý an toàn khi gặp hoả hoạn xảy ra.
4. Khu vực thích hợp lắp đặt bình cứu hoả
Chủ đầu tư nên lắp đặt hệ thống bình cứu hoả trong bán kính 20m di chuyển với các đối tượng chữa cháy. Đối với sản phẩm bình chữa cháy có sử dụng xe đẩy thì nên đặt ở khoảng cách là 30m.
Theo quy định lắp đặt bình chữa cháy, diện tích phù hợp để lắp đặt bình cứu hoả là cứ 80m2 nên có 2 bình chữa cháy xách tay. Bình cứu hoả cần được lắp tại các vị trí thoát hiểm như: khu vực cầu thang, lối ra vào. Khi lắp bình tại các vị trí này sẽ thuận lợi cho người dùng trong việc sử dụng khống chế ngọn lửa. Đồng thời điều đó cũng sẽ giúp người trong khu vực xảy ra hoả hoạn dễ dàng thoát thân hơn. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn biết cách sử dụng bình cứu hoả an toàn khi gặp sự cố.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02437688156 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA