Hướng dẫn lắp đặt kim thu sét đúng chuẩn kỹ thuật từ A – Z

Khi thiết kế chống sét đánh thẳng sử dụng kim thu sét, chống sét phóng điện sớm ( tia tiên đạo) không những dựa vào lý thuyết, nhà thiết kế cần phải tính đến các yếu tố địa chất thực tế tại công trình để đưa ra các quyết định về việc trang bị hệ thống chống sét đánh thẳng đê được an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số kinh nghiệm chia sẻ về cách lắp đặt kim thu sét đúng chuẩn kỹ thuật, cũng như các lưu ý khi lắp đặt kim thu sét.

Cấu tạo tiếp địa kim thu sét 

Một hệ thống chống sét hiện đại, đầy đủ sẽ bao gồm :

  • Kim thu sét chủ động lắp cho nhà dân dụng (Bán kính thường < 60m)
  • Dây thoát sét (Cáp đồng M50mm2, hoặc M70mm2 có vỏ bọc chống cháy màu vàng xanh)
  • Cột chống sét (Thường cao 3-5m tùy theo chiều cao và chiều rộng của khu nhà cần bảo vệ
  • Tủ kiểm tra tiếp địa (Để đo kiểm tra định kỳ hàng năm)
  • Cọc tiếp địa (Bằng đồng hoặc thép mạ đồng, kích thước D16 dài 2.4m)
  • Mối hàn hóa nhiệt (Hoặc kẹp tiếp địa bằng đồng)
  • Vật tư phụ lắp đặt hoàn thiện (Bao gồm tất cả những phụ kiện lắp đặt, Quý khách không cần phải mua thêm bất cứ thứ gì để tiến hành lắp đặt xong).
Cấu tạo tiếp địa kim thu sét 
Cấu tạo tiếp địa kim thu sét

Nhiệm vụ của kim thu sét 

Hệ thống chống sét nhằm giải quyết, khắc phục những sự cố thiên tai nhằm đảm bảo an toàn cho con người, tòa nhà và công trình xây dựng cũng như hầu hết các công trình khác có thể bị ảnh hưởng bởi sét gây ra.

Cách lắp đặt hệ thống chống tiếp địa kim thu sét

Hệ thống tiếp địa kim thu sét giúp cản trở nguồn năng lượng của sét ảnh hưởng trực tiếp đến công trình cần bảo vệ. Nhờ đó mà công trình được bảo vệ một cách toàn diện. Theo dõi ngay các cách lắp đặt hệ thống chống tiếp địa kim thu sét dưới đây

Bước 1: Trước tiên, bạn phải đào rãnh, hố hay khoan một giếng tiếp đất.

Đầu tiên, bạn cần xác định được vị trí lắp đặt hệ thống tiếp địa. Xung quanh khu vực lắp đặt có thể có các công trình ngầm, chướng ngại vật hay hệ thống nước,…Do đó cần kiểm tra cẩn thận để tránh các công trình này trước khi đào.

Tiếp đến bạn đào rãnh có chiều rộng khoảng 30cm – 50cm, độ sâu khoảng 60cm – 80cm. Hình dạng lẫn chiều dài sẽ tuân theo bản vẽ thiết kế. Hoặc cũng có thể điều chỉnh theo mặt bằng thực tế thi công.

Lưu ý, trong thực tế sẽ có những vùng đất có điện trở suất đất cao, hoặc mặt bằng thi công bị hạn chế. Lúc này, bạn cần áp dụng phương pháp khoan giếng để đảm bảo an toàn. Giếng khoan có độ sâu từ 20m đến 40m là hợp lý. Đường kính sẽ từ 5cm- 8cm tùy vào độ sâu của mạch nước ngầm.

Bước 2: Tiếp theo là chôn các điện cực xuống đất.

  • Cách đóng cọc tiếp địa khi lắp đặt kim thu sét

Cọc tiếp địa cần được đóng theo thiết kế, tại những nơi quy định. Khoảng cách giữa các cọc sẽ dài gấp hai lần độ dài cọc đóng xuống đất. Khoảng cách giữa các cọc có thể ngắn hơn ở những vùng có diện tích làm hệ thống đất giới hạn. Tuy nhiên khoảng cách không được ngắn hơn chiều dài cọc.

Đóng cọc tiếp địa sâu xuống đất. Khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 10cm – 15cm thì dừng lại.

Đóng cọc đất trung tâm cạn hơn. Đỉnh cọc cách mặt đất từ 15cm – 25cm. Sao cho đỉnh cọc nằm bên trong hố sau khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất.

Sau đó cần liên kết các cọc bằng cách rải cáp đồng trần dọc theo rãnh đã đào.

  • Cách sử dụng hóa chất giảm điện trở khi lắp đặt kim thu sét

Bước quan trọng không kém là đổ hóa chất giảm điện trở đất. Hóa chất này sẽ hút ẩm. Sau đó tạo thành dạng keo bao quanh điện cực. Từ đó giúp giảm điện trở đất bằng cách tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất, bảo vệ hệ thống tiếp địa. Hóa chất giảm điện trở có thể có thể đổ trước khi đóng cọc hoặc đổ dọc theo cáp đồng trần.

Nếu đổ trước khi đóng cọc, tại vị trí cọc cần đào sâu hố sâu 50cm. Đường kính từ 20cm – 30cm tính từ đáy rãnh. Sau đó đổ hóa chất giảm điện trở đất vào những hố này.

Nếu tiến hành khoan giếng, các cọc tiếp đất được liên kết thẳng với cáp, sau đó thả sâu xuống đáy giếng. Rải hóa chất giảm điện trở đất xuống giếng, đổ nước xuống cùng lúc để hóa chất lắng sâu xuống đáy giếng.

Hàn hóa nhiệt để liên kết các cọc với cáp đồng trần.

Lắp đặt hệ thống chống tiếp địa kim thu sét
Lắp đặt hệ thống chống tiếp địa kim thu sét

Bước 3: Hướng dẫn lắp đặt cột và chân trụ đỡ kim thu sét

Cột và chân trụ đỡ kim thu sét cần phải biết cách lắp đặt cẩn thận và đúng chuẩn để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống tiếp địa.

Kim thu sét tia tiên đạo cần đặt ở vị trí cao nhất trên tòa nhà. Cột để gắn kim thu sét nên lựa chọn loại cột inox có đường kính 42 và dài 3m. Cột liên kết với dây neo, trên cột hàn đai ốc ở tại 3 vị trí. Để đề phòng gió bão gây hư hỏng thì kim thu sét cần được gia cố chắc chắn với cột.

Bước 4: Hướng dẫn lắp đặt dây thoát sét ( cáp thoát sét )

Số lượng dây thoát sét sẽ tùy thuộc vào quy mô của công trình. Dây thoát sét phải có tiết diện từ 5cm đến 7cm.

Đối với công trình quy mô dưới 60m2 có thể dùng một dây thoát sét có tiết diện từ 5cm – 7cm. Công trình diện tích 60m2 trở lên thì nên dùng tối thiểu 2 sợi dây thoát sét.

Cáp thoát sét kéo từ chân cột thu sét xuống đất và nên chọn đường thẳng nhất, ngắn nhất để đi dây cáp. Lưu ý nên dùng đai cố định dây cáp mỗi 1,5m một lần. Khi dẫn dây cáp tránh những vật dụng như anten, bồn nước,…. Và phải đảm bảo dẫn dòng sét xuống đất một cách an toàn, nhanh chóng.

Bước 5: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

Ở vị trí cọc trung tâm, cần lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất sao cho giá trị điện trở nhỏ hơn 10 Ohm. Nếu như giá trị này lớn hơn thì phải xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất, đóng thêm cọc hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị điện trở cho phép.

Cuối cùng là lấp đất và nện chặt vào các rãnh, hố và hoàn trả mặt bằng.

Cách lựa chọn và lắp đặt kim thu sét

Kim thu sét được gắn trên nóc công trình, nơi cao nhất của công trình đó. Kim có độ dài từ khoảng 50 – 150cm, được làm từ kim loại. Kim thu sét thì được nối với dây kim loại xuống mặt đất. Dây thoát sét sẽ được nối với cọc tiếp địa. Bộ phận tiếp địa là các thanh kim loại được đóng sâu xuống đất, có độ dài khoảng từ 250 – 300cm.

Bộ phận tiếp địa được lắp đặt tại vị trí cách nhà ra phía ngoài 1 -2m. Đào rãnh sâu tầm 50cm, nối các đầu cọc tiếp địa với nhau. Tại vị trí hộp kiểm tra điện trở đất, dây dẫn sét từ kim chống sét hoặc là cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất.

Các lưu ý cần biết khi lắp đặt kim thu sét là gì?

Những điều bạn cần trong cách lắp đặt kim thu sét bao gồm:

Lưu ý về vùng bảo vệ – lựa chọn kim thu sét hợp lý

Sử dụng tiêu chuẩn IEC 21186 – 96 hoặc NFC 17 – 102 Pháp kết hợp với tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam để tính toán. Cần tính đủ các cấp bán kính bảo vệ: Cấp 1- level 1, Cấp 2 – level 2, Cấp 3 – level 3, Cấp 4 – level 4. Muốn làm được như vậy thì cần xem xét độ cao, vị trí công trình và kiến trúc. Nên chú ý đến việc chọn độ cao, vị trí lắp đặt kim thu sét.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho công trình thì cần xét đến khoảng cách không khí giữa cột kim và các vật lân cận hay chiều cao cột kim tối thiểu.

Lưu ý về vùng bảo vệ – lựa chọn kim thu sét hợp lý
Lưu ý về vùng bảo vệ – lựa chọn kim thu sét hợp lý

Kết cấu công trình liên quan đến hệ thống chống sét

Nếu khung và mái nhà mà tiếp xúc hệ thống chống sét là tôn sắt, vậy thì nên tham khảo thêm về công năng sử dụng công trình. Từ đó để có quyết định đẳng hệ thống chống sét với công trình hay cách điện.

Nhà thiết kế cũng cần chú ý đến vị trí của các vật dẫn điện như anten, bồn nước, đường ống nước trên mái,..Các thiết bị này thường bị ảnh hưởng hoặc hỏng hóc khi sét đánh tại vùng lân cận.

Ngoài ra, nếu thiết kế không đảm bảo thì các vật dụng này còn có thể trở thành vật dẫn điện vào công trình và gây nguy hiểm đến người và tài sản.

Dây dẫn sử dụng cho thoát sét

Dây dẫn thoát sét càng to thì càng tốt, nên ít bị chắp nối và chọn lộ trình cho dây đi thẳng nhất, ngắn nhất có thể. Khuyến khích sử dụng các dây dẫn có độ dẫn điện tốt, thường là dùng dây đồng tròn bện, dây nên có tiết diện 50mm2 trở lên.

Hệ thống tiếp đất chống sét

Hệ thống tiếp đất chống sét cần có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm để đảm bảo tản năng lượng sét xuống đất an toàn, nhanh chóng. Cáp thoát sét, hệ thống tiếp đất lẫn kim thu sét phải đồng bộ với nhau. Tùy từng vùng địa hình mà bố trí số lượng, kiểu cọc phù hợp. Phải đẳng thế các hệ thống nối đất gần nhau bằng Van đẳng thế .

Sử dụng kim chống sét cho các công trình là điều rất cần thiết. Nhất là đối với những nơi thường phải đón mưa lớn kèm theo sấm sét như Việt Nam.

Đơn vị lắp đặt kim thu sét uy tín

Hiện nay trên thị trường có vô vàn đơn vị lắp đặt kim thu sét. Tuy nhiên, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn một đơn vị uy tín hàng đầu trong việc lắp đặt điện, điện nhẹ. Đó là Công Ty P69P69 luôn được mọi người đánh giá cao bởi lý do sau:

– Nhà máy sản xuất quy mô, sử dụng trang thiết bị hiện đại. Đạt chuẩn quốc tế.

– Đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm

– Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7

– Miễn phí vận chuyển lắp đặt

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

5/5 - (6 bình chọn)