Lắp đặt thiết bị smart home là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động. Thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển. Hệ thống điện tử này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web. (Theo Wikipedia)
Nhờ ứng dụng các công nghệ như hồng ngoại, điện thoại thông minh, IoT, công nghệ đám mây…Nhà thông minh có thể tự động giúp bạn làm những công việc trong nhà. Với những nhà đầu tư thông minh, họ luôn đánh giá cao một căn nhà có thể tự động hóa.
Khi làm một nhà thông minh, có nghĩa là bạn đang dùng công nghệ để làm cuộc sống thoải mái hơn. Chúng sẽ giảm khối lượng công việc của bạn. Giúp bạn có nhiều thời gian thư giãn chứ không làm bạn lười đi.
Tại sao phải lắp đặt thiết bị smart home?
Việc quyết định chi phí lắp đặt nhà thông minh phụ thuộc vào nhu cầu của bạn: Bạn muốn Lắp đặt thiết bị smart home cho những khu vực nào trong nhà? Và bạn muốn hệ thống nhà thông minh làm được những gì ?
- Điều khiển bật tắt tivi, máy lạnh, màn rèm tự động từ xa bằng điện thoại ?
- Hẹn giờ hoặc điều khiển bật/tắt hệ thống đèn bằng điện thoại ?
- Kiểm soát môi trường sống
- Kiểm soát an ninh
- Báo cháy, báo rò rỉ gas tự động
- Tưới nước tự động
- Tích hợp trực tiếp camera quan sát và hệ thống điều khiển nhà thông minh
- Tạo các ngữ cảnh (If…then) tạo nên những hành động tự động, không cần sự tác động trực tiếp của bàn tay con người thì các thiết bị vẫn hoạt động đúng theo những lập trình sẵn có của người dùng: mở cửa đèn sáng, đóng cửa đèn tắt…
- Hay nhiều tiện ích thông minh khác theo ý muốn của bạn.
Điều gì xẩy ra khi lắp đặt nhà thông minh?
Để tìm ra câu trả lời có nên lắp đặt nhà thông minh hay không, hãy cùng tìm hiểu xem điều gì sẽ xẩy ra khi quyết định chọn lắp đặt. Từ cái nhìn tổng quát đó để so sánh với những điều kiện của bản thân, chắc chắn sẽ giúp đưa ra quyết định nhanh chóng.
Khiến ngôi nhà trở nên hiện đại, thông minh hơn hẳn
Khi tìm đến bài viết này, chắc chắn nhà thông thường không đủ sức hấp dẫn với bạn. Chính vì những tiện ích và giá trị nhà thông minh trên thực sự có quá nhiều ưu thế. Sự tích hợp công nghệ cao và sự thông minh luôn tạo ra ánh hào quang, khiến tổ ấm của già đình trở nên hiện đại và tuyệt vời hơn.
Tận hưởng các tiện ích ấn tượng
Những năm gần đây truyền thông, Tivi, báo chí nói về nhà thông minh rất nhiều, những tiện ích hiện đại luôn là chủ đề hấp dẫn công chúng. Lắp đặt nhà thông minh đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thể:
– Theo dõi và điều khiển ngôi nhà từ xa qua Smartphone.
– Giúp bạn tự động hoá, điều khiển nhiều thiết bị cùng lúc với các ngữ cảnh thông minh.
– Thông minh hoá ngôi nhà: chiếu sáng, rèm cửa tự động, tưới sân vườn,…
Nhà thông thông minh tạo nên sự bất ngờ, độc đáo
Nhà thông minh không những luôn gây ấn tượng với bạn bè và người thân mà còn cả chính chủ nhà. Thực tế cho thấy công nghệ nhà thông minh được cập nhật khá thường xuyên, các nhà phát triển tạo ra nhiều công nghệ thông minh mới ra đời hằng năm. Tiêu biểu, bạn đã biết tới hệ thống chống trộm thông minh? khoá cửa thông minh khuôn mặt?… còn nhiều điều bất ngờ để khám phá.
Chi phí bỏ ra để lắp đặt nhà thông minh
Chi phí là một yếu tố được quan tâm nhất khi đặt ra câu hỏi có nên lắp nhà thông minh smarthome hay không. Nhà và nhà thông minh khác nhau bởi từ “thông minh” và từ thông minh luôn khiến mọi thứ đắt đỏ hơn. Thật ra nhà thông minh không đắt đỏ như bạn cứ nghĩ! Thị trường mở rộng, sự cạnh tranh khiến giá cả thiết bị nhà thông minh trở nên rất phải chăng. Các hãng nhà thông minh cũng tích cực thiết kế ra nhiều gói giải pháp giá mềm, dễ tiếp cận cho mọi đối tượng.
Quy trình lắp đặt thiết bị smart home
Khi bắt đầu quy trình thiết kế và lắp đặt nhà thông minh, chúng ta phải xác định rõ những giai đoạn công trình. Có 3 giai đoạn chủ yếu là: Đang thiết kế, thi công và hoàn thiện đang sử dụng. Tùy vào từng giai đoạn mà quy trình có khác nhau đôi chút.
1. Giai đoạn ngôi nhà đang thiết kế & thi công
Ở giai đoạn này, bạn hoàn toàn có thể xem xét lắp đặt bất kì công nghệ nhà thông minh Smart home nào. Cũng như là bao nhiêu giải pháp cũng được.
Bước 1: Lựa chọn công nghệ
Hiện nay có 2 công nghệ Smart Home:
- Nhà thông minh sử dụng dây để kết nối thiết bị.
- Nhà thông minh không dây sử dụng sóng để giao tiếp.
Bước 2: Lựa chọn giải pháp
Công nghệ có dây là sự lựa chọn hàng đầu cho các ngôi nhà lớn như Penthouse, biệt thự. Còn nhà phố, căn hộ thì không dây sẽ là công nghệ hợp lý nhất. Tiếp theo bạn có thể tự do lựa chọn và thiết kế những giải pháp thông minh phù hợp với nhu cầu bản thân.
Ví dụ như:
- Chiếu sáng thông minh.
- Hệ thống an ninh 24/7.
- Điều khiển điều hòa nhiệt độ.
- Tưới tiêu tự động.
- Cảm biến hiện diện.
- Điều khiển cửa cuốn, cửa cổng.
- Hệ thống chuông cửa có hình Intercom.
- Camera quan sát thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
- Đèn led 16 triệu màu.
- ……..
Bước 3: Thiết kế bản vẽ
Thiết kế bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ nguyên lý. Việc này giúp bạn hình dung ra vị trí lắp đặt thiết bị có phù hợp không. Qua đó giúp hình thành bảng khối lượng thiết bị cụ thể theo bản vẽ. Nhờ vào đó bạn có thể ước lượng được chi phí để đầu tư vào một ngôi nhà thông minh.
Bước 4: Lựa chọn đơn vị
Lên hợp đồng với bên đơn vị cung cấp thiết bị và thi công. Bước này bắt đầu vào lúc ngôi nhà của bạn đang trong quá trình đi dây. Tùy vào loại công nghệ mà bạn lựa chọn thì dây tín hiệu và đế âm.
Bước 5: Nhập và lắp thiết bị
Ở bước này thường rơi vào giai đoạn hoàn thiện ngôi nhà. Các thiết bị được lắp đặt đúng vị trí mà đã bố trí trên bản vẽ.
Bước 6: Cấu hình trên điện thoại
Cuối cùng là cấu hình và cài đặt điều khiển trên điện thoại. Khi mà tất cả thiết bị đã được lắp đặt và hoạt động ổn định. Các kỹ thuật viên sẽ cấu hình nhà thông minh theo ý của bạn. Sau đó họ sẽ cài đặt APP trên điện thoại. Cuối cùng bạn kiểm tra và thử điều khiển ngôi nhà từ xa thông qua điện thoại thông minh.
2. Giai đoạn căn nhà đang thi công, đi điện
Nếu nhà của bạn đang ở giai đoạn này, thì bạn không thể lựa chọn được công nghệ nữa. Chỉ có công nghệ không dây mới đáp ứng được thôi. Vì 90% những ngôi nhà ở giai đoạn hoàn thiện đã kéo dây 220VAC CU/PVC và đế âm phổ thông rồi. Bạn không thể nào dùng công nghệ smarthome có dây được.
Mặt khác, đã đến giai đoạn này rồi thì bạn không còn tự do lựa chọn giải pháp.
Theo kinh nghiệm của Công ty P69, thì bạn có thể lựa chọn những giải pháp sau:
- Điều khiển chiếu sáng thông minh.
- Điều khiển máy lạnh, TV.
- Hệ thống an ninh chống đột nhập không dây.
- Cảm biến chuyển động.
Ngoài 2 phần trên, thì các bước còn lại đều giống như mục 1.
3. Giai đoạn đã hoàn thiện và đang sử dụng
Giai đoạn này thì hệ thống điện trong nhà không phù hợp với các giải pháp nhà thông minh hiện tại. Nếu có cố lắp được thì cũng chỉ được một số vị trí. Nó khiến cho giải pháp không toàn diện và đồng bộ. Qua đó dễ mang đến nhiều sự hạn chế trong quá trình sử dụng.
Kinh nghiệm tự lắp đặt thiết bị smart home bằng các bước đơn giản
Tạo mẫu thiết kế trước khi lắp đặt nhà thông minh
Bạn lên sơ đồ mẫu thiết kế theo hiện trang ngôi nhà của mình, có bao nhiêu thiết bị cần lắp đặt trong từng phòng : đèn, tivi, điều hòa, rèm cửa, chuông cửa, hệ thống an ninh…
Bạn vẽ mặt bằng ngôi nhà trên giấy, các thiết bị đặt như thế nào hợp lý, vẽ sơ đồ đi dây điện đến các thiết bị. Khi nào bạn cảm thấy hợp lý rồi thì tiến hành bước thứ 2.
Phát thảo dự án tự chế smart home trên giấy
Chọn nhà cung cấp thiết bị cho nhà thông minh chất lượng, uy tín
Bạn chỉ cần chọn các thiết bị đã được sản xuất sẵn trên thị trường về lắp đặt theo hướng dẫn sử dụng là được. Nên chọn các hãng có kinh nghiệm lâu năm, uy tín.
Các bạn có thể lên google serch các từ khóa sau: “công tắc điện thông minh”, cảm biến ánh sáng thông minh”, “cảm biến đa năng thông minh”, “các thiết bị điện thông minh” để tìm kiếm sản phẩm phù hợp nhé.
Bạn chú ý tìm hiểu kỹ mỗi sản phẩm, vì hiện nay có nhiều thiết bị khác nhau không rõ nguồn gốc và nhà sản xuất, dẫn đến chất lượng sản phẩm không được tốt.
Lưu ý: nên chọn các công ty uy tín trên thị trường để mua, tránh những đáng tiếc xảy ra cho bạn và người thân trong quá trình sử dụng.
Tự lắp đặt nhà thông minh theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Đây là bước rất quan trọng tuy nhiên cũng không khó cho bạn. Vì hầu hết các công ty sản xuất thiết bị nhà thông minh đều có hướng dẫn và cách lắp đặt thiết bị cho người sử dụng.
Để biết được cách sử dụng của từng thiết bị bạn hãy xem trên website của hãng, hoặc có thể hỏi trực tiếp người bán hàng cho bạn nhé.
Nếu bạn mua thiết bị mà lắp đặt không được hãy gọi đến hotline của công ty, để nhân viên kỹ thuật hướng dẫn bạn trực tiếp.
Kiểm tra toàn bộ hệ thống của sau khi lắp đặt nhà thông minh trên ứng dụng
Các thiết bị nhà thông minh được điều khiển thông qua điện thoại smartphone hoặc ipad có kết nối internet. Việc của bạn chỉ mở ứng dụng lên và tích vào từng nút điều khiển của thiết bị xem hệ thống có hoạt động tốt hay không.
Đơn vị lắp đặt thiết bị smart home uy tín
Hiện nay trên thị trường có vô vàn đơn vị lắp đặt thiết bị smart home. Tuy nhiên, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn một đơn vị uy tín hàng đầu trong việc lắp đặt điện, điện nhẹ. Đó là Công Ty P69. P69 luôn được mọi người đánh giá cao bởi lý do sau:
– Nhà máy sản xuất quy mô, sử dụng trang thiết bị hiện đại. Đạt chuẩn quốc tế.
– Đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm
– Tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7
– Miễn phí vận chuyển lắp đặt
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02437688156 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA