Hệ thống điện nhẹ là gì? Tổng quan, phân loại, mô hình

Hệ thống điện nhẹ là gì? Tổng quan, phân loại, mô hình ? Đây chắc chắn là câu hỏi của nhiều người khi mới tiếp xúc với thuật ngữ này. Bởi nếu không làm trong ngành điện thì chưa chắc bạn đã hiểu rõ và chi tiết nhất về hệ thống điện nhẹ và ứng dụng trong cuộc sống. Để biết được tất cả vấn đề này đừng bỏ qua bài viết sau của công ty P69.

Hệ thống điện nhẹ là gì?

Hệ thống điện nhẹ hay còn được gọi là ELV (Extra Low Voltage systems) – là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành xây dựng, dùng đề chỉ các hệ thống trong một tòa nhà cần điện để hoạt động nhưng không phải là một phần của hệ thống điện chính trong tòa nhà. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10-20% giá trị dự án), nhưng hệ thống điện nhẹ (ELV) lại quyết định đẳng cấp chất lượng của công trình, bởi vì bản chất của điện nhẹ là các hệ thống công nghệ cao, luôn được phát triển và nâng cấp vì mục đích và tiện nghi cho người sử dụng.

Tổng quan về hệ thống điện nhẹ

Hệ thống này luôn có mặt xuyên suốt trong 24h của mỗi người. Chỉ là chúng ta chưa phát hiện ra nó là những gì mà thôi. Tuy giá trị không lớn, nhưng lợi ích, ứng dụng trong cuộc sống cho tất cả mọi người. Trong các hội nghị, hội thảo

Chúng bao gồm những gì là sự luôn biến đổi và đổi theo sự phát triển của công nghệ. Với mục đích duy nhất là cung cấp cho con người nhiều tiện ích thật sự hữu ích và cần thiết cho cuộc sống. Người sử dụng chúng có thể có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Mô hình hệ thống điện nhẹ phổ biến hiện nay

Mô hình hệ thống điện nhẹ phổ biến hiện nay như dưới hình sau đây:

Mô hình hệ thống điện nhẹ phổ biến hiện nay
Mô hình hệ thống điện nhẹ phổ biến hiện nay

Phân loại hệ thống điện nhẹ

– Hệ thống BMS: Hệ thống BMS tích hợp các hệ thống trong công trình để quản lý và giám sát trạng thái nhằm tiết kiệm năng lượng và quản lý tự động

– Hệ thống âm thanh (PA): Hệ thống âm thanh thông báo công cộng nhằm truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp cũng như thông báo khẩn cấp trong tòa nhà. Ngoài ra, hệ thống này còn có khả năng phát nhạc nền BGM (Background Music) trong công trình

– Hệ thống tổng đài điện thoại: Là hệ thống thoại nhằm duy trì kết nối liên lạc của tòa nhà với bên ngoài và liên lạc nội bộ

– Hệ thống camera giám sát: Là hệ thống camera quan sát CCTV/IPTV (Camera tương tự/Camera mạng), dùng trong ứng dụng quan sát hình ảnh hay giám sát an ninh cho công trình

– Hệ thống mạng lan và internet: Là hệ thống kết hợp các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng nhằm mục đích trao đổi thông tin và kết nối đến mạng internet

– Hệ thống kiểm soát vào ra: Đây là hệ thống quản lý ra vào trong công trình, nhằm giới hạn và quản lý các cửa ra vào cũng như các thang máy. Ngoài ra hệ thống này còn được sử dụng cho việc chấm công, tính thời gian đi vào, đi ra.

– Hệ thống truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh: Là hệ thống truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp, có thể sử dụng lấy tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình

– Hệ thống cảnh báo xâm nhập, cảnh báo cháy: Đây là hệ thống cảnh báo xâm nhập trái phép, cảnh báo cháy hoặc khi có hỏa hoạn xảy ra

– Hệ thống bãi xe thông minh iParking: Là hệ thống quản lý, kiểm soát vào ra và chỉ dẫn các phương tiện giao thông đỗ đúng vị trí quy định trong khu vực đỗ xe một cách tự động hóa. Tùy theo đặc điểm bãi xe có thể áp dụng các lựa chọn: quản lý xe vào ra, tự động tính phí gửi xe, chỉ dẫn và báo trong các vị trí đỗ xe

– Hệ thống hội nghị truyền hình: Hệ thống hội thảo truyền hình là một hình thức trao đổi thông tin trực tiếp giữa các thành viên cách xa nhau (có thể trong một quốc gia hoặc trên toàn thế giới). Khi trong cuộc hội thảo truyền hình, các thành viên có thể nhìn thấy nhau, trao đổi, thảo luận và dữ liệu (voice, video, data) cho nhau.

– Hệ thống liên lạc nội bộ: Là hệ thống liên lạc nội bộ, ứng dụng trong các chung cư cao tầng kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe. Thông tin liên lạc có thể được truyền tải bằng cả âm thanh và hình ảnh.

– Hệ thống xếp hàng tự động: Là hệ thống sắp xếp khách hàng theo một trình tự cụ thể. Hệ thống xếp hàng tự động được ứng dụng tại các trung tâm giao dịch như: ngân hàng, ủy ban nhân dân, bệnh viện, các trung tâm bảo hành điện thoại, các trung tâm thu cước điện thoại, các cửa hàng mua vé tàu xe, vé máy bay

– Hệ thống gọi y tá trực: Hệ thống gọi y tá nhằm giúp cho bệnh nhân nhanh chóng nhận được sự trợ giúp kịp thời. Chỉ cần một thao tác bấm nút đơn giản, bệnh nhân có thể gọi ngay y tá trực ca đến hỗ trợ tức thời. Hệ thống này giúp nâng cao hiệu quả phục vụ bệnh nhân cho bệnh viện. Nó còn thống kê cho biết thời gian phục vụ bệnh nhân trung bình mất bao lâu (từ lúc bấm nút đến khi được phục vụ)

– Hệ thống thẻ đa năng: Thẻ đa năng là bước phát triển cao hơn của hệ thống thẻ từ không tiếp xúc. Thẻ đa năng có thể lưu được các thông tin trên bộ nhớ của thẻ. Hệ thống có thể hoạt động độc lập với máy tính, được áp dụng cho việc thanh toán nội bộ, các chức năng liên quan đến tính phí, hoặc kiểm soát vào ra tại khu vực có tính bảo mật cao

Ứng dụng điện nhẹ trong đời sống

Điện nhẹ là trong những hệ thống đóng vai trò rất quan trọng hầu hết các công trình lớn nhỏ hiện nay. Với sự liên kết với nhau thì điện nhẹ được ứng dụng rất rộng rãi cho hệ thống tòa nhà, các công trình.

Ứng dụng điện nhẹ trong đời sống
Ứng dụng điện nhẹ trong đời sống

Quy trình thi công điện nhẹ chuyên nghiệp

Hệ thống điện nhẹ đóng vai trò quan trọng cho mọi công trình hiện nay, tuy nhiên quá trình thi công lắp đặt phải đảm bảo đúng kĩ thuật, chi tiết được thực hiện ngay bên dưới

1. Đi ống điện âm tường và âm sàn bê tông

– Xác định vị trí, chiều dài, độ rộng đường cắt trên tường theo bãng vẽ. Sau đó dùng máy giặt theo đường đã vạch sẵn

– Lắp ống điện, đóng lưới tường đã cắt phòng trường hợp tường bị nứt trong quá trình lắp đường điện trong tường

– Đối với sàn bê tông thì đặt các hộp nối vào vị trí đã định, dùng ống điện kết nối các hộp nối lại với nhau tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho thiết bị

– Nghiệm thu đường ống, hộp nối. Lưu ý quá trình đổ bê tông phải có người giám sát tránh gây sự cố bẹp ống, vỡ ống

2. Lắp hệ thống máng cáp

– Định vị độ cao, vị trí lắp giá đỡ máng cáp

– Gia công các giá đỡ, lắp đặt các thiết bị vào vị trí đã định vị, khoảng cách các giá đơ máng từ 1,3m đến 1,5m.

– Tại các vị trí máng cáp xuống tủ thì nên dùng nối ren, không cắt máng bằng thủ công để ghép tại vị trí chia ngả 3 ngả 4 của hệ thống máng, mà dùng phụ kiện (tê, nối ren, chữ thập,…) chế tạo tại xưởng nhằm tránh trầy xướt cáp điện trong máng cáp.

– Các máng cáp được kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp.

– Lắp và chỉnh sửa.

3. Đi dây điện vào ống dây

– Xác định chiều dài đoạn dây

– Dùng dây mồi để tiến hành kéo theo bản vẽ

– Dây keo được đánh dấu từng tuyến và theo màu

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02437688156 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

5/5 - (2 bình chọn)