Lắp đặt tủ điện: hướng dẫn lắp đặt, báo giá chi tiết dịch vụ

Việc lắp đặt tủ điện công nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng, góp phần vào sự ổn định và an toàn của hệ thống điện, máy móc. Tủ điện công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống điện hoặc hệ thống máy móc trong nhà máy.

Tuy nhiên các bước nói chung để thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp thì không phải ai cũng biết. Bài viết này Công ty P69 xin chia sẻ với các bạn các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp cơ bản và chi tiết nhất.

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là thiết bị chứa tất cả các chi tiết quan trọng trọng hệ thống điện như công tắc; cầu giao; biến thế; biến áp…tại các công trình, xí nghiệp, hộ gia đình . Đây là nơi cung cấp và truyền tải điện năng tới các nhánh nhằm đảm bảo nguồn điện được truyền đi một cách ổn định, lâu dài, thường xuyên

Thông thường, tủ điện công nghiệp thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Tủ được sơn tĩnh điện và màu sắc khác nhau tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng. Thiết bị này được xem như là một hệ thống bảo vệ các thiết bị của cả một mạng lưới điện.

Tủ điện công nghiệp
Tủ điện công nghiệp

Chức năng của tủ điện công nghiệp

Tủ điện Công nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp nào. Từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Tủ điện công nghiệp có hệ thống kết nối và các cấu trúc mạch điều khiển phức tạp. Việc thiết kế, lắp đặt tủ đạt tiêu chuẩn chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định vào sự an toàn cho con người, ổn định của hệ thống điện, dây chuyền máy móc.

Hướng dẫn lắp đặt tủ điện công nghiệp đúng nhất

Lắp đặt tủ điện công nghiệp không phải là một việc đơn giản. Do đó, chúng ta cần hết sức cẩn trọng và tỉ mỉ để có thể có được tủ điện đảm bảo chất lượng.

1. Lập sơ đồ phân bổ các thiết bị cùng nguyên lý hoạt động của chúng

Sơ đồ phân bổ các thiết bị điện rất quan trọng vì phải sắp xếp các thiết bị sao cho hợp lý, đầy đủ và tối ưu hóa để chúng không bị cồng kềnh mà vẫn giảm được giá thành. Một điều quan trọng là chúng ta phải tính trước tới sự thay đổi hoặc mở rộng của các thiết bị trong thời gian sau này.
Lập sơ đồ phân bổ các thiết bị cùng nguyên lý hoạt động của tủ điện
Lập sơ đồ phân bổ các thiết bị cùng nguyên lý hoạt động của tủ điện
Lập sơ đồ thiết kế rất quan trọng vì chúng là công đoạn đầu tiên trong quá trình lắp đặt. Nếu ngay từ bước này xảy ra sai sót sẽ dẫn tới việc phải làm lại từ đầu nên việc cẩn thận khi lập sơ đồ thiết kế đỏi hỏi sự cẩn thận, chu đáo.
Sơ đồ đấu nối tủ điện
Sơ đồ đấu nối tủ điện

2. Khảo sát giá thành của các loại vật liệu, thiết bị

Dựa theo sơ đồ lập ra ban đầu, cần tìm loại thiết bị điện có chất lượng tốt, đảm bảo và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lý. Xưởng cơ khí T&T khuyến khích người mua nên tới những đại lý lớn và có bảo hành để sử dụng.

3. Mua vỏ tủ điện phù hợp với kích thước để chứa những thiết bị điện đã mua

Phía ngoài mặt tủ, họ thường gia công thêm những lỗ trống để lắp thêm những thiết bị như đồng hồ, nút nhấn, đèn báo. Để gia công những vị trí này, chúng ta có 2 cách để thực hiện. Nếu khách hàng yêu cầu độ chính xác cao và phức tạp, vỏ tủ sẽ được gia công bằng máy cắt CNC. Còn khi khách hàng không có yêu cầu nhiều thì thông thường sẽ cắt bằng mũi khoan khoét.
Những nguyên tắc khi lắp thiết bị điện vào vỏ tủ điện công nghiệp:
  • Những thiết bị thông báo như đèn báo, điện áp, các loại đồng hồ đo được đặt ở phía trên.
  • Những thiết bị điều khiển được sắp xếp phía dưới như nút nhấn, cầu dao, công tắc.
  • Sắp xếp công tắc, nút ấn của thiết bị theo hàng ngang hoặc hàng dọc. Một thiết bị là một hàng để dễ dàng điều khiển và vận hành.
  • Một số vị trí có lỗ trống để nối với thiết bị bên ngoài như quạt thông gió hoặc nơi đấu dây bên ngoài tủ điện cần có lưới che chắn tránh chuột hoặc côn trùng xâm nhập và làm hỏng dây điện.

4. Lắp đặt, sắp xếp các bộ phận lên bảng điện

Việc lắp đặt thiết bị lên bảng điện rất quan trọng vì chúng không chỉ cần lắp sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành mà còn phải đảm bảo cả tính thẩm mỹ. Thông thường bảng được làm bằng ván ép độ 10mm chất liệu sắt hoặc phíp đặt nằm ngang. Theo đó, các thiết bị cũng được sắp xếp theo vị trí như sau:
  • Các thiết bị điều khiển đặt phía trên bao gồm: rơ le (rơ le bảo vệ, rơ le trung gian), cảm biến điện từ, bộ điều khiển.
  • Các thiết bị đóng cắt đặt ở phía dưới bao gồm aptomat, khởi động từ và contactor.
  • Aptomat tổng thông thường được đặt ở phía trên cùng bên trái hoặc trung tâm tụ điện, tùy vào cách phân bố, sắp xếp của từng người.
  • Phần cầu đấu dây điện đặt phía dưới cùng để thuận tiện đấu, nối các loại dây điện khác nhau
Kiểm tra các thiết bị điện trước khi lắp đặt
Kiểm tra các thiết bị điện trước khi lắp đặt

5. Đấu dây điện

Đầu nối dây dẫn điện và đầu cốt thường có rất nhiều loại dây: dây xanh, dây đỏ, dây vàng, dây đen…Do vậy, chúng cần được sắp xếp một cách khoa học. Có thể đánh số thứ tự dễ dàng vận hành, sửa chữa khi xảy ra sự cố bất ngờ. Với những loại dây đặc biệt như dây tín hiệu độ nhạy cao cần lớp vỏ chống nhiễu bên ngoài, dây mạch lực và tín hiệu cần phân bổ xa nhau và lắp trong những ống ghen khác biệt.

Người thợ điện luôn lắp dây mạch động lực trước rồi mới rồi mới lắp dây điều khiển. Tất cả các dây điều khiển và dây mạch lực cần nối vuông góc với nhau.

6. Kiểm tra độ an toàn cách điện giữa các thiết bị và bảng điện sau khi lắp đặt

Kiểm tra từng phần của bảng điện xem đã chắc chắn và hợp lý hay chưa. Quan trọng là các thiết bị trên bảng điện phải đúng với sơ đồ điện đã được thiết lập từ trước. Riêng đối với tủ điện bằng sắt, thợ điện sẽ sử dụng bóng đèn 300W bằng cách sử dụng điện lưới nối tiếp. Nếu phát hiện ra lỗi sai cần phải sửa lại nhanh chóng.

7. Kiểm tra lần 2 đối với tải nhỏ trước khi lắp các thiết bị vào tủ

Để an toàn, các thiết bị cần được kiếm tra lần nữa. Trước khi lắp vào bảng điện tổng, những thiết bị trên được thử độ an toàn với tải áp nhỏ. Sau khi kết luận mọi bộ phận vận hành bình thường thì mới cho lắp vào tổng bộ điện.

8. Lắp đặt khung chân để lắp tủ và kéo nguồn dây về phía tủ điện công nghiệp

Sau khi xác định xong phần bên trong của tủ điện công nghiệp, chúng ta kiểm tra phía bên ngoài vỏ tủ. Việc lắp khung chân cho vỏ tủ là điều cần thiết để tránh những trường hợp nền đất bị ẩm ướt gây nên những nguy hiểm không đang có. Tiếp theo đó, những nguồn dây nào được kết nối phía tủ điện cần được kéo về phía vỏ tủ.

9. Thử lại lần cuối tất cả độ an toàn của các thiết bị phía bên trong và bên ngoài.

Kết thúc quá trình lắp đặt, thợ điện thử lại độ an toàn của toàn bộ hệ thống trong tủ điện công nghiệp. Ngoài ra cần kiểm tra dây nối đất đã đảm bảo tiêu chuẩn lõi đồng, chất liệu mềm nhưng khó đứt.

10. Vệ sinh tủ điện

Sau khi trải qua hết các công đoạn trên sẽ cần vệ sinh tủ điện bằng máy hút bụi và các vật dụng cần thiết. Đảm bảo tủ điện không bị mạt sắt hoặc bụi bẩn.

Báo giá lắp đặt tủ điện cập nhật mới nhất 2022

Công ty P69 mời quý khách tham khảo bảng báo giá lắp đặt tủ điện của chúng tôi với các chủng loại, kích thước có sẵn. Về báo giá lắp đặt tủ điện sản xuất theo yêu cầu riêng, quý khách cần tư vấn nhanh chóng xin vui lòng liên hệ đến số điện thoại 02422121212 – 0965937799.

STT DỊCH VỤ LẮP ĐẶT ĐƠN GIÁ (VNĐ) GHI CHÚ
1 Đi dây điện nguồn cho tủ điện công nghiệp Từ 300.000đ Giá phù thuộc vào khoảng cách, dây nguồn tải, tách điện
2 Lắp đặt tủ điện điều khiển Từ 300.000đ Khảo sát – Báo giá – Thi công (tủ điện có PLC, Biến Tần…)
3 Nâng cấp tủ điện có sẵn Từ 300.000đ Khảo sát – Báo giá – Thi công nâng cấp
4 Sửa chữa nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng Từ 300.000đ Khảo sát – Báo giá – Thi công nâng cấp (Hệ thống chiếu sáng cho nhà máy, nhà xưởng, văn phòng, nhà hàng, Quán cafe, shop…)
5 Lắp điện đi dây nổi Từ 300.000đ Giá phù thuộc vào khoảng cách, số lượng, tách điện
6 Lắp điện đi dây âm Từ 300.000đ Giá phù thuộc vào khoảng cách, số lượng, tách điện
7 Lắp đặt tủ điện 3 pha Từ 400.000đ Khảo sát – Báo giá – Thi công lắp đặt (Lắp đặt tủ điện cho nhà máy, nhà xưởng, văn phòng, nhà hàng, Quán cafe, shop…)
8 Thi công hệ thống điện Từ 400.000đ Khảo sát – Báo giá – Thi công (Hệ thống điện cho nhà máy, nhà xưởng, văn phòng, nhà hàng, Quán cafe, shop…)
9 Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng Từ 300.000đ Khảo sát – Báo giá – Thi công lắp đặt (Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng cho nhà máy, nhà xưởng, văn phòng, nhà hàng, Quán cafe, shop…)

Ghi chú:

– Đơn giá này chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào dự án và công trình xây dựng của chủ đầu tư. Bảng giá sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với ngân sách đề ra.

–  Để có báo giá lắp đặt tủ điện tốt nhất từ Công ty P69. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất!

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

5/5 - (1 bình chọn)