Lắp đặt Máy Biến Áp: quy trình, hướng dẫn, báo giá lắp đặt

Máy biến áp là một trong những sản phẩm có giá trị cao. Người sử dụng thường ham rẻ hoặc không đủ tiền nên nhắm mắt mua liều về. Nhưng những điều tiềm ẩn, bất trắc khi sử dụng máy biến áp cũ (máy biến thế cũ) ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng cũng như quá trình bảo trì. Vậy nên bài viết này Công ty P69 sẽ giúp những khách hàng muốn mua máy biến áp có cái nhìn tổng quan hơn về loại máy này tránh mua phải hàng kém chất lượng cũng như những lưu ý khi lắp đặt máy biến áp,  quy trình lắp đặt máy biến áp máy biến áp.

Máy biến áp là gì?

Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ. Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ.

Máy biến áp
Máy biến áp

Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh. Chúng hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, với mục đích là biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác nhưng tần số vẫn giữ nguyên không thay đổi.

Cấu tạo của máy biến áp

Cấu tạo cơ bản của các loại máy biến áp thường sẽ có những bộ phận sau:

– Lõi thép của máy biến áp

– Dây quấn của máy biến áp

– Vỏ của máy biến áp

Cấu tạo của máy biến áp
Cấu tạo của máy biến áp

Máy biến áp dùng để làm gì?

Máy biến áp thường được sử dụng để làm thay đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số của nó.

Máy biến áp thường được ứng dụng làm nguồn cho một số thiết bị điện cần có những mức điện áp khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngoài ra máy còn được sử dụng khá phổ biến ở các hệ thống mạng lưới điện lớn như các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu chế tác…

Máy biến áp còn có thể làm tăng hay hạ áp hiệu điện thế, để từ đó điều chỉnh mức độ hiệu điện thế sao cho phù hợp với công suất của các thiết bị điện, giúp tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng và kéo dài tuổi thọ của các thiết bị điện.

Điều kiện để lắp đặt máy biến áp tại Việt Nam

– Cá nhân, tổ chức tham gia lắp đặt phải có chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về máy biến áp, đồng thời phải được huấn luyện an toàn về điện.

– Trước khi đấu nối dây cáp điện với máy biến áp phải đảm bảo chắc chắn  rằng tất cả các dây đấu nối đều không mang điện (bao gồm cả điện xoay chiều và một chiều).

– Đảm bảo trước khi đấu nối vào hệ thống điện lưới, các thông số kỹ thuật của thiết bị phù hợp và thỏa mãn các quy định của EVN và các đơn vị truyền tải.

– Nhiệt độ môi trường khi lắp đặt máy biến áp phải nhỏ hơn 40oC và lớn hơn 5oC.

– Độ cao tối đa được phép lắp đặt máy biến áp dưới 1000 m;

– Hệ số động đất nhỏ hơn 0,1.

– Tốc độ gió trong môi trường lắp đặt máy biến áp phải nhỏ hơn 160 Km/h.

– Mặt bằng lắp đặt các máy biến áp làm mát bằng dầu phải có hố gom dầu và có trang bị đầy đủ phương tiện phòng chống cháy nổ.

– Mặt bằng lắp đặt máy biến áp phải thông thoáng, cách xa các nguồn phát nhiệt;

– Tại nơi có nhiều khói bụi cần có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu bụi bẩn tác động lên máy biến áp.

Điều kiện để lắp đặt máy biến áp tại Việt Nam
Điều kiện để lắp đặt máy biến áp tại Việt Nam

Những lưu ý khi lắp đặt máy biến áp

Khi lắp đặt máy biến áp cần chú ý những điều sau đây để máy được vận hành ổn định và đảm bảo độ an toàn cho người vận hành.

– Trước khi lắp đặt máy biến áp cần lưu ý đến chỉ số công suất, các thông tin ký hiệu trong máy biến một cách cẩn thận để hạn chế các rủi ro và tăng tính an toàn cho máy biến áp.

– Cáp điện dùng để lắp đặt cần phải có độ vòng chùng hợp lý không được kéo căng.

– Ở phía cao áp phải có sứ để chống sét, cầu chì của cao áp tự rơi, máy cần phải được tiếp đất.

– Ở phía hạ áp cần phải có dao cách ly hạ áp hoặc cầu dao tự động Aptomat có dòng định mức phù hợp.

– Đặc biệt đối với những máy biến áp có công suất từ 100KVA trở lên thì cần phải có đồng hồ ampe để kiểm tra phụ tải là bao nhiêu.

– Trong suốt quá trình lắp đặt và sử dụng máy biến áp nên thường xuyên kiểm tra định kỳ dòng máy biến áp để chắc chắn rằng chúng vẫn đang hoạt động tốt.

Lắp đặt máy biến áp

Quy trình lắp đặt máy biến áp chuẩn gồm các bước sau đây :

1. Bước 1: Kiểm tra khi lắp đặt máy biến áp

– Cánh tản nhiệt và vỏ máy biến áp không bị biến dạng, tróc sơn, bề mặt bỏ và các thiết bị lắp đặt trên nắp máy biến áp đều sạch sẽ, không chứa bụi bẩn hoặc ẩm mốc;

– Các sứ đấu nối không bị vỡ/nét/mẻ, không chảy dầu trên sứ/chân sứ. Sứ đảm bảo sạch sẽ, không có bụi bẩn;

– Các thiết bị khác như bộ điều chỉnh, van an toàn, chỉ thị mức dầu, rơ le gas (nếu có), nhiệt kế (nếu có) ở vị trí đúng và sẵn sàng làm việc. Tất cả các thiết bị phải sạch sẽ và không có vết chảy dầu;

– Hệ thống tiếp địa phải được lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

2. Bước 2 : Xác định vị trí lắp

  •  Lắp đặt trong nhà

– Nơi đặt máy phải có cửa để không khí lạnh đi vào (đặt ở phần thấp của phòng đặt máy) và cửa thoát khí nóng (đặt ở phía trên của phòng đặt máy). Các cửa thông khí phải có hệ thống ngăn chặn các sinh vật ngoài môi trường sống xâm nhập (chuột, chim, rắn…);

– Cửa thoát khí nóng cần được tính toán và thi công với diện tích đủ lớn nhằm hỗ trợ việc tản nhiệt của máy biến áp;

– Khoảng cách giữa máy biến áp vói vách tường hoặc giữa máy biến áp với nhau tối thiểu từ 0,5 m trở lên;

– Không gian đặt máy phải đảm bảo thuận lợi cho quá trình kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị (ví dụ bổ sung dầu, lấy mẫu dầu, quan sát mức dầu…);

– Mặt bằng lắp đặt máy biến áp có độ nghiêng không quá 2 độ.

Lắp đặt máy biến áp trong nhà
Lắp đặt máy biến áp trong nhà
  • Ưu điểm của máy biến áp trong nhà là gì?

Máy biến áp là một trong những thiết bị không thể thiếu trong việc sử dụng và truyền tải điện năng hiệu quả. Máy biến áp trong nhà là một trong những dạng máy biến áp được nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay bởi những ưu điểm mà nó mang lại rất lớn:

Tối ưu hóa về vật liệu sử dụng và an toàn cho người sử dụng, máy có thể có nhiều sự lựa chọn thích hợp từ các kiểu lắp đặt có thể. Máy biến áp này tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và những tiêu chuẩn dự định trong tương lai.

Tiết kiệm được thời gian nghiên cứu và thiết kế, giảm giá thành, giảm được chi phí lắp đặt là do loại bỏ được nhu cầu kết nối tạm thời tại thời điểm bắt đầu thi công công trình, tin cậy độc lập với việc xây dựng công trình chính. Khi thi công được đơn giản hóa tới mức tối đa, chỉ cần cung cấp một móng làm bằng bê tông chịu được lực.

Khi sử dụng trạm biến áp việc lắp đặt và kết nối được đơn giản hóa một cách tối đa.

Những kiểu máy này thường gọn đẹp, có tính thẩm mỹ và được sử dụng ở những nơi quan trọng như cơ quan, văn phòng, nhà khách….

  • Nhược điểm máy biến áp trong nhà là gì?

Nhược điểm lớn nhất của loại trạm này là kinh phí xây dựng tốn kém hơn so với các loại trạm khác do cần diện tích để xây khuôn viên nhà trạm lớn hơn các loại trạm biến áp kiểu khác.

  •  Lắp đặt ngoài trời

– Máy biến áp có thể lắp đặt trên nền cao hoặc trên trụ theo đúng quy định của nhà sản xuất và tiêu chuẩn kỹ thuật nói chung của Việt Nam.

– Vị trí lắp đặt đảm bảo thăng bằng và an toàn trong suốt thời gian sử dụng và vận hành thiết bị;

– Xung quanh khu vực lắp đặt máy phải có hàng rào che chắn theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và nếu có sự cố xảy ra không gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản xủa những người xung quanh.

Lắp đặt máy biến áp ngoài trời
Lắp đặt máy biến áp ngoài trời
  • Ưu điểm máy biến áp ngoài trời

Ưu điểm lớn nhất của trạm biến áp ngoài trời đó là truyền tải công suất điện lớn từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, tăng điện áp, hạn chế hao tốn công suất và giảm giá thành tiết kiệm chi phí đầu tư về đường dây.

  • Nhược điểm máy biến áp ngoài trời

Khi xây dựng các trạm biến áp ngoài trời đã gây ra một số bất lợi mà trước hết có thể nhìn thấy được là gây mất mỹ quan, không phù hợp với các khu đô thị chật hẹp, chỉ phục vụ chủ yếu trong các nhà máy, nhà xưởng công nghiệp hay các khu sản xuất cần công suất điện năng lớn.

Như vậy với những thông tin về ưu nhược điểm của trạm biến áp trong nhà và trạm biến áp ngoài trời mà 2DE cung cấp hy vọng sẽ giúp quý khách có cái nhìn tổng quan hơn để từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất

3. Bước 3 : Kiểm tra trước khi đóng điện

– Các bộ đổi cấp và điều chỉnh (loại máy điều chỉnh không tải) phải ở vị trí ứng với cấp điện áp sử dụng;

– Khoảng cách giữa 2 đầu chống sét với máy biến áp 22 kV là 10 cm và máy biến áp 35 kV là 14 cm;

– Chỉ thị mức dầu trong máy biến áp (với máy làm mát bằng dầu): Ở màu trắng nếu lượng dầu đủ và ở màu đỏ nếu thiếu dầu. Trưởng hợp thiếu dầu cần liên hệ với đơn vị sản xuất hoặc lắp đặt, bảo dưỡng;

– Hệ thống làm mát: Với các loại máy biến áp dung lượng lớn trên 3500 kVA thường có van ngăn cách giữa vỏ thùng và bộ phận tản nhiệt.Trước khi đóng điện, van ngăn cách phải được mở để dầu làm mát lưu thông giữa thùng máy và bộ phận tản nhiệt;

– Các thiết bị như bảo vệ áp suất (van toàn với loại máy biến áp kín và ống phóng nổ với máy biến áp hở), Rơ le gas, đo nhiệt đều phải đảm bảo toàn vẹn, không bám bụi, dầu mỡ.

– Kiểm tra cách điện: Khi đo điện trở cách điện, nếu giá trị đo được nhỏ hơn thông số theo lý lịch máy thì phải kiểm tra lại các dây dẫn nối (bao gồm cả dây tiếp địa) với máy biến áp. Việc kiểm tra để các dây nối này đã được cô lập hoàn toàn. Nếu các dây dẫn nối đã được cô lập nhưng khi kiểm tra trị số điện trở vẫn nhỏ hơn thông số theo lý lịch máy thì việc đóng điện phải dừng lại và báo cho đơn vị sản xuất hoặc phân phối để có biện pháp khắc phục.

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

 

5/5 - (3 bình chọn)