Hướng dẫn cách lắp đặt kệ để bình chữa cháy đúng chuẩn kỹ thuật

Lắp đặt kệ để bình chữa cháy an toàn đúng chuẩn sẽ giúp bảo vệ bình chữa cháy có độ bền tốt hơn tránh bị hư hại bợi một số yếu tố bên ngoài. Vậy công dụng của kệ để bình chữa cháy như thế nào ? Đặc điểm của kệ để bình chữa cháy ? Cách lắp đặt kệ để bình chữa cháy ra sao? Câu trả lời có trong nội dung Công ty P69 chia sẻ sau đây

Kệ để bình chữa cháy là gì?

Kệ đặt thiết bị pccc được làm bằng sắt gia cố chân góc hàn chết cứng cáp với kích thước lớn nhỏ phổ biến thường đựng được 1 – 2 hoặc 3 bình chữa cháy cầm tay các loại. Một số loại kệ đặc biệt lắp đặt trong các khu vực gần biển hoặc các nhà máy phản ứng với kim loại được sản xuất bằng nhựa.

Kệ để bình chữa cháy là gì?
Kệ để bình chữa cháy là gì?

Công dụng của kệ để bình chữa cháy

Kệ để bình chữa cháy được xem là vật dụng quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn cao cho thiết bị phòng cháy chữa cháy, cụ thể là bình chữa cháy, bảo vệ hiệu quả các loại bình chữa cháy dạng khí CO2/MT3 hay dạng bột loại nhỏ như MFZ4, MFZ8.

Mặc dù có cấu tạo đơn giản và chỉ có duy nhất một mục đích sử dụng là đựng bình chữa cháy nhưng nếu không có thiết bị chuyên dụng này, bạn có thể sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong quá trình bảo quản, cất giữ cũng như khi cần sử dụng đến bình chữa cháy đấy !

Kệ đựng bình chữa cháy được xem là giải pháp bảo quản bình chữa cháy ngăn nắp tốt nhất được đa số khách hàng lựa chọn. Khi đám cháy xảy ra, bạn không tránh khỏi tâm lý hoảng loạn, sẽ rất mất thời gian nếu lúc đó bạn mới đi tìm bình chữa cháy để xử lý.

Hơn nữa, việc bố trí vị trí đặt kệ đựng bình chữa cháy hợp lí có tác dụng tránh những va quệt làm bình bị đổ ra mặt sàn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cũng như hiệu quả chữa cháy của bình.

Công dụng của kệ để bình chữa cháy
Công dụng của kệ để bình chữa cháy

Ngoài tác dụng cố định các thiết bị pccc như bình chữa cháy, xẻng … kệ để bình chữa cháy còn có tác dụng làm văn phòng của bạn trở nên gọn gàng, bài bản và chuyên nghiệp hơn. Nhớ mua hàng chính hãng để có trải nghiệm tốt nhất bạn nhé!

Đặc điểm của kệ để bình chữa cháy

Đặc điểm của kệ để bình chữa cháy
Đặc điểm của kệ để bình chữa cháy

Kệ để bình cứu hỏa được thiết kế hết sức là đơn giản, tiện ích và nhỏ gọn. Đây cũng là lựa chọn phù hợp cho những vị khách hàng khó tính, yêu thẩm mĩ và thích tiết kiệm.Có thể là họ không thích treo bình chữa cháy trên tường, như vậy sẽ không thẩm mĩ và họ thích đặt một lúc hai, ba  bình trên kệ để đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời còn tiết kiệm được chút không gian.

Đơn giản từ chất liệu tôn, sơn tĩnh điện màu đỏ đã tạo ra những chiếc kệ vô cùng tinh tế và sắc sảo với bốn chiếc chân đế vững chãi  cùng các góc chân cạnh được bo tròn một cách kỹ lưỡng.

Dáng kệ nhỏ gọn nhưng dựa và không gian kệ, người ta chia kệ làm nhiều loại để có thể chứa đựng từ một đến nhiều bình chữa cháy. Kệ có thể chứa đựng các loại bình chữa cháy khác nhau như bình chữa cháy bột 4kg, 8kg,… hay bình chữa cháy khí CO2 MT3 đến MT5,…

Hướng dẫn cách lắp đặt kệ để bình chữa cháy đúng chuẩn kỹ thuật

Hôm nay Công ty P69 sẽ hướng dẫn cách lắp đặt kệ để bình chữa cháy đúng chuẩn kỹ thuật gồm các bước sau đây:

Bước 1 : Lựa chọn kệ để bình chữa cháy phù hợp

Các loại kệ PCCC thông dụng nhất hiện nay:

  • Kệ để 1 bình chữa cháy: Kích thước H250xW200xD200
  • Kệ để 2 bình – kệ đôi bình chữa cháy: Kích thước H250xW390xD200
  • Kệ đựng 3 bình CC: Kích thước H300xW570xD200
  • Kệ để 4 bình: Kích thước thường là H500xW700xD200

Tùy thuộc vào nhu cầu, và không gian mục đích sử dụng mà chọn loại kệ để bình chữa cháy phù hợp

Bước 2 : Chọn vị trí lắp đặt kệ để bình chữa cháy

Dưới đây là một số lưu ý khi đặt kệ để bình chữa cháy:

– Vị trí đặt bình chữa cháy ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

– Chú ý đặt bình ở ngay lối đi, ở vị trí mà dễ nhìn thấy giúp mọi người có thể cầm và thao tác một cách dễ dàng. Bạn có thể đặt bình chữa cháy ở một số vị trí như sau:

  • Ở ngay góc tường cạnh cửa chính ra vào
  • Ở ngay góc vuông cầu thang bộ giữa các tầng
  • Dọc hàng lang của khách sạn gần cầu thang bộ
  • Ở phía ngoài cửa phòng kho hàng hóa

Cần tránh một số vị trí dưới đây khi lắp đặt kệ để bình chữa cháy

  • Không đặt bình ở nơi quá khuất như trong phòng kín, trong kho, ở vị trí bị các vật dụng đồ đạc khác che khuất, góc cầu thang tối, …  Bởi những vị trí như vậy nếu trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ, hỏa hoạn sẽ không thể biết được bình chữa cháy ở đâu.
  • Bạn có thể đặt cùng lúc 2 bình chữa cháy trong 1 kệ đựng bình chữa cháy.
  • Việc sử dụng kệ đựng bình chữa cháy không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp tiết kiệm căn phòng, bảo quản bình chữa cháy được tốt hơn, không bị gỉ sét khi tiếp xúc với mặt đất, nền nhà. Lựa chọn kệ bình chữa cháy được coi là giải pháp hoàn hảo trong các gia đình, văn phòng, hộ công ty.
Hướng dẫn cách lắp đặt kệ để bình chữa cháy đúng chuẩn kỹ thuật
Hướng dẫn cách lắp đặt kệ để bình chữa cháy đúng chuẩn kỹ thuật

Bước 3: Để bình chữa cháy vào kệ

Sau khi hoàn tất các bước trên, ta không cần lắp đặt gì phức tạp cả. Chỉ vệ sinh sạch sẽ kệ cũng như vị trí đặt kệ. Sau đó chỉ cần đặt bình chữa cháy vào trong kệ là hoàn tất.

Cấu tạo của kệ đôi phòng chống chữa cháy

– Kệ được sản xuất bằng phương pháp gò góc và hàn nối với cấu tạo và kích thước như sau:

– Phần chân gập 4 góc bo cạnh giúp chịu lực không bị xiên vẹo

– Bề mặt trước có sơn chữ PCCC 114 màu trắng

– Toàn thân sơn tĩnh điện màu đỏ

– Nhìn thẳng từ trên xuống có hình chữ nhật kích thước 20cm x 40cm

– Nhìn từ mặt hông là hình thang chéo với chiều cao đằng trước 16cm chiều cao đằng sau 23cm

– Ở đáy đựng bình chữa cháy có 2 lỗ nhỏ giúp không bị đọng nước bên trong

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02437688156 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

5/5 - (4 bình chọn)