Máy lạnh âm trần được thiết kế tại vị trí trên trần nhà dành cho không gian lớn cần làm lạnh nhanh. Nhiều khách hàng là doanh nghiệp, nhà máy, xưởng chọn lắp điều hòa âm trần vì thiết kế tiện dụng, trang nhã và linh hoạt. Nhưng sau một thời gian sử dụng, điều hòa âm trần cần được vệ sinh đúng cách nếu muốn tăng tuổi thọ và giữ nguyên hiệu quả làm lạnh. Hôm nay công ty P69 sẽ hướng dẫn vệ sinh máy lạnh âm trần đúng kỹ thuật. Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Máy lạnh âm trần là gì?
Máy lạnh (hay điều hòa âm trần) là máy lạnh được thiết kế chìm trong phòng, thường đặt ở vị trí trên trần hoặc cửa ra vào. Khi lắp máy lạnh âm trần không cần xử lý độ dốc như máy lạnh thông thường.
Máy lạnh âm trần có cấu tạo cơ bản gồm 02 phần:
– Dàn lạnh: là dàn trao đổi nhiệt kiểu cánh nhôm ống đồng trang bị quạt ly tâm. Dàn lạnh gồm quạt và board điều khiển nên điện tiêu thụ thấp, chỉ khoảng 5% so với lượng điện máy tiêu thụ.
– Dàn nóng:dàn trao đổi nhiệt cánh nhôm ống đồng có quạt hướng trục. Dàn nóng có có thể lắp đặt ngoài trời không cần che chắn. Tuy nhiên, dàn nóng khi lắp ngoài trời cần tránh ánh nắng trực tiếp để tăng tuổi thọ. Dàn nóng của máy lạnh âm trần có cấu tạo gồm ống dẫn gas, dây điện điều khiển, dây cộng lực. Dàn nóng là nơi tiêu thụ 95% điện năng của máy.
Tại sao phải vệ sinh cho điều hòa âm trần định kỳ?
Như đã nói ở trên, điều hòa âm trần được sử dụng thường xuyên ở gia đình, văn phòng, cơ quan,… Trong một thời gian dài chắc chắn sẽ có nhiều lớp bụi bám bẩn xung quanh điều hòa. Nhất là ở dàn nóng và dàn lạnh. Điều đó sẽ cản trở không khí lưu thông, khiến sự trao đổi nhiệt bị ảnh hưởng. Và có khả năng gây nấm mốc cho sản phẩm.
Nếu không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ máy lạnh âm trần sẽ dẫn đến những tình trạng cụ thể như sau:
Đối với dàn lạnh: máy lạnh kém, chạy ồn, gây ra đọng sương trên bề mặt máy dẫn đến tình trạng máy lạnh bị chảy nước.
Đối với dàn nóng: trao đổi nhiệt kém, máy chạy quá tải do áp suất ngưng tụ cao, tiêu hao nhiều điện năng hơn, các thiết bị dễ hư hỏng dẫn đến tình trạng giảm tuổi thọ máy hay hỏng máy.
Vì vậy, việc vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ máy lạnh âm trần là việc làm cần thiết để đảm bảo điều hòa được vận hành tốt và giúp tăng tuổi thọ cho máy.
Các bước vệ sinh máy lạnh âm trần đơn giản
Cách vệ sinh bảo dưỡng máy lạnh âm trần cũng tương tự như cách bảo dưỡng điều hòa treo tường. Chỉ khác biệt ở dàn lạnh âm trần đôi chút vì khó tháo ra vệ sinh hơn.
Bước 1: Vệ sinh dàn nóng máy lạnh âm trần
Điều đầu tiên mà bạn cần làm đó là ngắt nguồn điện bằng cách rút phích cắm điện trước khi vệ sinh máy lạnh âm trần tại nhà để đảm bảo an toàn cho mình.
Đầu tiên, bạn cần tháo các tấm mặt nạ dàn nóng để thuận lợi cho việc vệ sinh các bộ phận. Sau đó, xịt rửa dàn ngưng tụ, quạt dàn nóng, mặt nạ bằng vòi xịt để loại bỏ bụi bẩn ra khỏi dàn nóng. Sau khi xịt xong thì bạn tiến hành lắp đặt lại các chi tiết theo trình tự.
Bước 2: Làm sạch bộ lọc không khí
Bộ lọc không khí có thể được làm sạch bằng cách sử dụng máy hút hoặc rửa chúng bằng nước ấm và chất tẩy rửa trung tính. Sau đó lau khô và đặt ở vị trí tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Việc vệ sinh sạch sẽ bộ lọc không khí sẽ giúp máy có thể loại bỏ được bụi bẩn, mang lại bầu không khí trong lành.
Bước 3: Làm sạch hoặc thay thế các bộ lọc Plasma
Bộ lọc Plasma của máy âm trần được đặt ngay sau bộ lọc không khí. Bộ lọc này có thể được làm sạch bằng cách nhúng vào nước có pha chất tẩy rửa nhẹ để loại bỏ bụi bẩn, ẩm mốc giúp bảo vệ sức khỏe và làn da, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Bước 4. Kiểm tra rò rỉ và tiếng ồn không cần thiết
Sau khi vệ sinh sạch sẽ dàn nóng cũng như dàn lạnh, bạn nên tiến hành chạy thử để kiểm tra xem máy có bị rò rỉ điện hoặc chảy nước hay không. Bên cạnh đó, nếu máy phát ra tiếng kêu gây ồn thì điều bạn cần làm đó là tắt máy và liên hệ trung tâm bảo hành gần nhất để được hỗ trợ nhé.
Những điều cần biết khi vệ sinh máy lạnh âm trần
Trước khi vệ sinh máy lạnh âm trần, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ sau:
- Thang xếp: Bạn nên dùng loại thang mới, không bị lung lay, rỉ sét để tránh gây nguy hiểm.
- Máy bơm nước áp suất cao: Dùng để vệ sinh sạch sẽ máy lạnh âm trần.
- Khăn lau: Dùng để lau khô các bộ phận của máy lạnh. Bạn nên lưu ý chọn khăn khô thay vì dùng khăn ướt. Bởi loại khăn ướt sẽ khiến máy lạnh bị ẩm mốc, gây ra sự cố chập điện nguy hiểm.
- Tua-vít: Dùng để tháo mặt ngoài của máy lạnh. Để quá trình bảo dưỡng máy diễn ra thuận lợi, bạn nên dùng loại tua-vít phù hợp. Bạn nên tránh dùng loại tua-vít quá lớn hoặc quá nhỏ so với kích thước máy.
- Túi bạt lớn hoặc xô nước: Dùng để hứng nước và bụi bẩn rơi ra từ quá trình bảo dưỡng máy.
Bên cạnh việc chuẩn bị dụng cụ, bạn cũng nên tìm thêm một người để giúp bạn bảo dưỡng máy. Bởi việc này sẽ giúp vệ sinh máy lạnh thuận lợi hơn.
Dấu hiệu cho thấy bạn cần vệ sinh máy lạnh âm trần
Điều dễ nhận biết nhất đó là máy lạnh âm trần tỏa ra luồng không khí không lạnh và khả năng làm lạnh giảm. Lúc này, máy cần được vệ sinh sau thời gian dài sử dụng.
Tiếp theo là hóa đơn tiền điện cao, chứng tỏ máy lạnh âm trần đang bị bụi bẩn bám khiến máy bị tắc nghẽn, điều này làm cho máy phải chạy nhiều hơn để cung cấp đủ hơi lạnh.
Dấu hiệu kế đến đó là máy lạnh âm trần tỏa ra mùi hôi gây khó chịu khi sử dụng.
Máy lạnh âm trần cần được vệ sinh định kỳ từ 6 tháng/lần để đảm bảo được năng suất làm lạnh cũng như nâng cao tuổi thọ của máy.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02422121212 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA