Quy trình kỹ thuật quan trác khí thải công nghiệp chi tiết từ A – Z

Theo phụ lục I mục III nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định các đối tượng phải thực hiện lắp đặt trạm quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục. Vậy quy trình kỹ thuật quan trác khí thải công nghiệp diễn ra như nào ? Mời bạn cùng công ty P69 tìm hiểu trong bài viết sau đây:

Quan trắc khí thải là gì?

Quan trắc khí thải là quá trình đo, phân tích các thông số về tính chất vật lí, hóa học, sinh học của khí thải.

Quan trắc khí thải là một hoạt động cấp thiết để tham gia bảo vệ và cải thiện môi trường cũng như sức khỏe con người. Quan trắc khí thải ống khói hạn chế rủi ro về ô nhiễm môi trường. Tất cả các đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh khi vận hành hoạt động sinh khí thải đều phải thực hiện quan trắc khí thải công nghiệp. Dưới đây là một số thông tin chi tiết giải đáp khái niệm quan trắc khí thải, vai trò và quy trình thực hiện.

Quan trắc khí thải là gì?
Quan trắc khí thải là gì?

Ai chịu trách nhiệm thực hiện quan trắc khí thải ống khói:

Quan trắc khí thải ống khói được thực hiện bởi các cơ quan quản lý môi trường nhà nước thực hiện. Các cá nhân hay đơn vị, tổ chức cũng có thể thực hiện quan trắc môi trường không khí được.

Mục đích của việc quan trắc không khí là gì?

  • Việc này nhằm đánh giá các đơn vị sản xuất có tuân thủ theo đúng các quy định tiêu chuẩn về khí thải hay không.
  • Việc quan trắc không khí cũng nhằm đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất và hệ thống xử lý khí thải của mỗi đơn vị.
  • Đồng thời quan trắc chất lượng không khí còn cung cấp số liệu cho công tác quản lý môi trường địa phương.
  • Bên cạnh đó, công tác quan trắc khí thải công nghiệp cũng giúp cho doanh nghiệp xây dựng được các báo cáo về hiện trạng môi trường.
  • Hỗ trợ các cơ quan nhà nước tính phí bảo vệ môi trường cũng như công tác kiểm soát ô nhiễm khí thải

Quy trình kỹ thuật quan trác khí thải công nghiệp

Việc quan trắc khí thải công nghiệp rất quan trọng trong việc xác định tình trạng khí thải có đảm bảo an toàn cho môi trường hay không, cũng như kiểm soát khí thải, cải thiện chất lượng môi trường không khí xung quanh, đảm bảo cho mọi người dân được sống và làm việc trong môi trường trong lành. Quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải công nghiệp trong bài viết dưới đây.

1. Bước 1: Xác định số lượng điểm và vị trí quan trắc tại hiện trường

Cần tiến hành khảo sát thực địa tại ống khói và xác định vị trí quan trắc, chuẩn bị lỗ lấy mẫu, sàn công tác, các phương pháp nâng hạ thiết bị, an toàn lao động, nguồn điện trước khi tiến hành quan trắc. Việc chuẩn bị lỗ lấy mẫu phải đảm bảo kích thước lỗ, vị trí phù hợp cho hoạt động lấy mẫu.

2. Bước 2: Xác định thông số quan trắc khí thải công nghiệp

Thông số bắt buộc quan trắc trực tiếp tại hiện trường gồm: nhiệt độ, vận tốc, lưu lượng, hàm ẩm, khối lượng mol phân tử khí khô, áp suất khí thải.

Thông số lấy mẫu tại hiện trường để phân tích trong phòng thí nghiệm gồm: bụi tổng PM, Bụi PM10, SO2, NOx (NO và NO2), H2SO4, độ khói, CO, H2S, COS, CS2, Ph, F-, hợp chất hữu cơ, tổng các chất hữu cơ không bao gồm mêtan (TGNMO), HF, HCl, Hg, hợp chất hidrocacbon đa vòng thơm (PAHs);

Các thông số: SO2, NOx (NO và NO2), H2SO4, độ khói, CO, O2 ngoài việc lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, có thể sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp khác Quá trình phân tích các thông số được tiến hành ngay tại hiện tượng và cả phòng thí nghiệm

3. Bước 3: Xác định thời gian và tần suất quan trắc

– Thời gian quan trắc: mẫu được lấy vào thời điểm hoạt động sản xuất của cơ sở đạt tối thiểu 50% công suất thiết kế. Cơ sở phải vận hành hoạt động ổn định trong suốt thời gian lấy mẫu;

– Tần suất quan trắc: tối thiểu là 01 lần/03 tháng;

– Số lượng mẫu trong 01 lần quan trắc: tối thiểu là 03 mẫu/01 lần.

4. Bước 4. Lập kế hoạch quan trắc

Kế hoạch quan trắc khí thải bảo đảm bao gồm những nội dung sau:

– Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia;

– Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường (nếu có);

– Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm;

– Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi trường;

– Thông số, phương pháp quan trắc tại hiện trường, các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu, phương pháp bảo quản, vận chuyển và thời gian lưu mẫu;

– Thông số, phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;

– Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;

– Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.

Quy trình kỹ thuật quan trác khí thải công nghiệp
Quy trình kỹ thuật quan trác khí thải công nghiệp

Nguyên tắc áp dụng các phương pháp quan trắc môi trường

1. Việc áp dụng các phương pháp quan trắc môi trường phải tuân thủ theo các phương pháp được quy định tại Thông tư này và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường.

2. Phương pháp tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc của quốc gia khác được chấp nhận áp dụng nếu có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các phương pháp tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.

3. Các phương pháp quan trắc môi trường quy định tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các phương pháp mới.

4. Chương trình quan trắc môi trường có các thông số chưa được quy định về kỹ thuật quan trắc tại Thông tư này thì phải áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

Đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục

+ Dự án, cơ sở thuộc danh mục các nguồn thải khí thải công nghiệp lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Các lò đốt chất thải nguy hại; các lò đốt chất thải của cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh;

+ Khí thải của các cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

+ Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải

Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Các dự án quy định tại khoản 2 Điều này đang triển khai xây dựng, phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục trước khi đưa dự án vào vận hành. Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thông số quan trắc khí thải tự động, liên tục gồm:

+ Các thông số môi trường cố định gồm: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx và CO (trừ trường hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với một số lĩnh vực đặc thù không yêu cầu kiểm soát);

+ Các thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề được nêu trong báo cáo và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.

– Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

5/5 - (1 bình chọn)