Quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện cho mọi công trình

Việc thi công lắp đặt hệ thống điện cho mọi công trình, cần theo 1 nguyên tắc. Nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho cho mọi công trình của bạn. Khi thi công cần phải tránh hiện tượng rò rỉ điện, nhằm an toàn cho người sử dụng. Vậy quy trình cụ thể như thế nào? Cần làm những gì? Hãy cùng Công ty P69 tìm hiểu dưới bài viết dưới đây.

Hệ thống điện công trình là gì?

Bố trí lắp đặt hệ thống điện cho phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn cho hệ thống, thì công tác lắp đặt hệ thống điện đóng vai trò rất cần để đưa hệ thống điện vào sử dụng một cách hiệu quả và an tâm. Hệ thóng điện bao gồm

Hệ thống của điện năng:

  • Trạm biến áp – Tụ bù công suất
  • ATS – Máy phát điện – UPS
  • TrunKing – Tray cable – Ladder cable
  • Tủ điện động lực – Điều khiển
  • Dây điện – CB – Contactor
  • Máy bơm nước – Ống nước
  • Hệ thống chiếu sáng
  • Hệ thống chống sét

Hệ thống của điện nhẹ:

  • Hệ thống hạ tầng viễn thông tòa nhà
  • Hệ thống cáp mạng máy tính, cáp điện thoại, tổng đài điện thoại
  • Hệ thống truyền hình trung tâm CATV
  • Hệ thống camera an ninh CCTV
  • Hệ thống điện thoại gọi cửa – Đóng mở khóa bằng thẻ từ
  • Hệ thống phát thanh công cộng
  • Hệ thống kiểm soát xe ra vào
  • Hệ thống quản lý tòa nhà.

Quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện cho mọi công trình

Để quá trình thi công và lắp điện công trình diễn ra một cách an toàn, đúng tiến độ và đảm bảo được chất lượng nói chung của toàn bộ công trình cần phải trải qua 7 bước như sau:

1. Lắp đặt hệ thống điện âm tường

Lắp đặt hệ thống điện âm tường
Lắp đặt hệ thống điện âm tường

Hệ thống điện âm tường được hiểu đơn giản là cách thiết kế các đường dây điện đi chìm, chạy bên trong tường hoặc dưới đất. Thiết kế này giúp cho dây điện khi thi công sẽ không lộ ra ngoài gây nguy hiểm cũng như rất vướng víu cho cuộc sống sinh hoạt trong gia đình

Khi lắp đặt hệ thống điện âm trần – âm tường. Bạn cần phải lựa chọn 1 vị trí phù hợp nhất đối với chiều cao, chiều dài, chiều rộng của hệ thống điện. Và dùng máy cắt, đánh dấu những vị trí đã định vụ. Rồi tiến hành thiết kế hệ thống điện, và đóng lưới tường theo các vị trí đánh dấu đó.

Các bước thi công hệ thống điện âm tường

  • Bước 1: Việc đầu tiên là xác định vị trí của các thiết bị điện trong căn nhà, trong công trình.
  • Bước 2: Lên sơ đồ hệ thống đường đi của ống luồn dây điện
  • Bước 3: Tạo rãnh tường để đi ống
  • Bước 4: Đi đường ống luồn dây điện
  • Bước 5: Luồn dây điện vào bên trong ống
  • Bước 6: Hoàn thành

2. Lắp đặt hệ thống ống điện âm sàn bê tông

Sau khi thi công hệ thống điện âm tường, bạn cần phải có các hộp box trung gian. Có thể dùng nước sơn làm dấu các vị trí hộp box trung gian trên sàn cốt pha khi đơn vị xây dựng thi công xong cốt pha sàn.

Sau khi sàn đã lắp được 1 lớp thép, tiến hành đặt các hộp box theo vị trí đã định, dùng ống điện kết nối các hộp box lại, tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị.

Lắp đặt hệ thống ống điện âm sàn bê tông
Lắp đặt hệ thống ống điện âm sàn bê tông

Sau đó nghiệm thu đường ống, hộp box, đạt yêu cầu tiến hành đổ bê tông sàn. Khi đỗ bê tông sàn phải có người trực để xử lý khi có sự cố như: dẹp ống, bể ống, mất liên kết, …

3. Lắp đặt hệ thống máng cáp

Máng cáp là thiết bị dùng để dưa dẫn các đường cáp điện, cáp mạng. Bạn cũng cần định vị cao độ và xác định các vị trí lắp giá đỡ máng cáp.  Tại các vị trí máng cáp xuống tủ thì dùng co xuống và co lên, không cắt máng bằng thủ công để ghép tại vị trí rẽ ngã 3 ngã 4 của hệ thống máng, mà dùng phụ kiện (tê, co, chữ thập,…) chế tạo tại xưởng nhằm tránh trầy xướt cáp điện trong máng cáp.

Lắp đặt hệ thống máng cáp
Lắp đặt hệ thống máng cáp

Các máng cáp được kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp. Lắp máng và chỉnh sửa hoàn thiện.

4. Lắp đặt hệ thống dây dẫn điện

Sau khi lắp đặt hệ thống máng cáp thì bắt đầu tiến hành thông ống điện và kéo dây. Khi kéo dây thì trước hết, cần dùng dây nilong luồn vào trong ống điện. Và những dây điện cần được làm dấu theo màu và theo pha.

5. Kiểm tra dây và lắp điện

Việc kiểm tra  dây xem có thông mạch, có bị chạm chập trong quá trình kéo dây không, độ cách điện giữa các dây dẫn, độ rò rỉ dòng điện. Nếu dây được kiểm tra an toàn thì tiến hành lắp đặt thiết bị.

Sau khi lắp đặt thiết bị điện hoàn tất thì kiểm tra vận hành thử, dùng amper kẹp xác định dòng từng pha sau đó cân chỉnh dòng pha nhằm đảm bảo sự cân bằng pha trong hệ thống. Tủ điện được gắn nhãn, sơ đồ chức năng từng thiết bị trong tủ.

6. Thiết kế tủ điện

Tủ điện là nơi chứa các thiết bị bảo vệ điện, nhằm khi có sự cố xảy ra, bạn có thể kiểm tra và xử lý. Luôn đảm bảo rằng vỏ tủ điện có độ cách điện an toàn. Và cuối cùng là kết nối tủ điện này với hệ thống điện nhà bạn bằng các đầu cáp ra vào của tủ.

Thiết kế tủ điện
Thiết kế tủ điện

7. Kiểm tra, nghiệm thu

Dể kiểm tra ta có thể dùng đồng hồ đo điện trở cách điện, kiểm tra thông mạch tất cả các dây dẫn, đảm bảo tính an toàn và mỹ thuật của hệ thống. Đây là bước cuối cùng trong quy trình thi công điện dân dụng. Nghe thì có vẻ không quan trọng, vì mọi thứ đã được làm hết ở bước trên rồi. Nhưng đừng chủ quan nhé, hãy kiểm tra kỹ thêm 1 lần nữa. Cũng vì sự an toàn cho bạn và gia đình thôi mà.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ Công ty cổ phần Đầu Tư P69

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 và 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

5/5 - (3 bình chọn)