Việc lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ, được chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hưu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa cháy.
Vậy hệ thống chữa cháy bọt Foam là gì? Tại sao cần phải lắp đặt, và lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam như thế nào ? Hãy cùng công ty P69 tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Hệ thống chữa cháy bọt Foam là gì?
Hệ thống chữa cháy bọt FOAM là hệ thống chữa cháy bằng bọt, khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng, dầu,… tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.
Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam hoạt động theo nguyên tắc cách ly là chủ yếu.
Thành phần cấu tạo bọt Foam.
Bọt Foamđược tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch bọt. Dung dịch này được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy, bọt này có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước.
Tại sao cần phải lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam?
Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam được ứng dụng rộng rãi tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao như bể xăng dầu, kho chứa hóa chất,…
Foam được sử dụng để chữa cháy cho các lớp đám cháy A, B.
Hệ thống chữa cháy bọt Foam là hệ thống chữa cháy rất hiệu quả đối với các chất dễ cháy nổ như xăng, dầu, sơn và khu vực có nguy cơ cháy nổ cao,… Foam chữa cháy hiệu quả trong nhà và ngoài trời.
Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam giúp giảm thiểu lượng nước cần dùng để dập lửa. Điều này có nghĩa là làm giảm thiểu sự hư hỏng của thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại.
Với loại bọt Foam có độ nở cao thì hầu như không có hư hại gì cho hàng hóa, thiết bị. Chỉ sau một thời gian ngắn, không gian được chữa cháy bằng bọt Foam sẽ trở lại bình thường.
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam
– Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
– Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
– Bước 3: Lắp đặt bồn chứa hợp chất, đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía trên theo đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà.
– Bước 4: Thực hiện kết nối ống, lắp đặt ống dẫn, lăng phun Foam và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
– Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
– Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
– Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
Một số loại bọt Foam được sử dụng nhiều
+ Foam AFFFlà chất bọt mà sẽ tạo ra một màn sương phủ trên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon.
+ Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn nhấy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.
Nguyên lý chữa cháy của hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam
Khi đầu dò phát hiện đám cháy và truyền tín hiệu về tủ trung tâm điều khiển của hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam, tủ trung tâm sẽ nhanh chóng truyền tín hiệu đến các thiết bị đầu ra (còi, chuông, đèn báo cháy). Khi nhiệt độ tại khu vực cháy lên tới khoảng 60°C đến 80°C, đầu Sprinkler vỡ, nước phun ra, áp lực hệ thống giảm, bơm tự động kích hoạt cung cấp nước cho bồn chứa hợp chất.
Khi nước đi qua đường ống dẫn, van điện từ sẽ mở ra, một phần nước sẽ đi vào bồn Foam tạo áp lực với tủ chứa Foam bên trong bồn và áp lực này sẽ đẩy bọt Foam thoát ra ngoài theo hướng có vòi phun để bao phủ lên khu vực đang có sự cố cháy.
Các thiết bị chính của hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam
Các thiết bị chính của hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam bao gồm:
1. Nút ấn báo cháy
Nút ấn báo cháy được kết nối với hệ thống báo cháy và chữa cháy, được sử dụng thủ công bởi con người. Khi phát hiện đám cháy, người phát hiện chỉ cần nhấn nút, tín hiệu sẽ nhanh chóng truyền thông tin về tủ trung tâm.
2. Đầu báo cháy (khói, nhiệt)
Đầu báo cháy là thiết bị nhạy cảm với sự cố cháy, có nhiệm vụ phát hiện đám cháy và truyền thông tin về tủ điều khiển trung tâm.
3. Tủ điều khiển trung tâm
Tủ điều khiển trung tâm có khả năng giám sát và điều khiển các thiết bị trong hệ thống chữa cháy.
4. Còi, chuông, đèn báo cháy
Còi, chuông, đèn báo cháy được bố trí ngay trước cửa ra vào phòng nhằm kịp thời thông báo cho người bên trong về sự cố cháy.
5. Đầu phun Foam
Khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ, các đầu phun foam sẽ hấp thụ nhiệt xung quanh, khi nhiệt độ đạt đến ngưỡng nhiệt độ nổ thì hạt chứa thủy ngân sẽ bị vỡ, tạo đường cho bọt foam phun ra và bao phủ đám cháy.
6. Bồn chứa hợp chất
Bồn chứa hợp chất là một hệ thống bao gồm một bồn áp lực bên trong là 1 túi cao su dày để chứa Foam, sử dụng áp lực nước để bóp túi cao su, đẩy foam ra ngoài vào bộ trộn foam.
Đi kèm với bồn chứa là phụ kiện van, túi cao su (được lắp đặt sẵn bên trong), bộ trộn, các van nạp- xả hóa chất, van xả nước, van thông hơi.
7. Bột trộn Foam
Bột trộn Foam có tác dụng giải phóng một lượng bột foam cô đặc vào nguồn nước có tỷ lệ như thiết kế.
8. Ống dẫn, lăng phun Foam
Lăng phun foam được gắn trực tiếp vào đầu phun foam. Khi có cháy, bọt sẽ được trộn và phân phối qua ống dẫn, đến lăng phun và qua đầu phun để bao phủ khu vực có cháy.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02437688156 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA