Hướng dẫn lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng khí FM chi tiết

Lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng khí FM được ứng dụng chữa cháy nhiều vì tính an toàn của nó. Hệ thống chữa cháy tự động khí FM tác dụng với chất cháy sẽ hấp thụ nhiệt của đám cháy. Làm ngăn cản phản ứng hoá học của chuỗi phản ứng cháy. Nhưng đặc biệt khí FM không làm giảm lượng oxy trong không khí xuống thấp như hệ thống CO2. Vì vậy trong phòng vẫn còn khí Oxy và không gây ngạt. Không gây ảnh hưởng đến người còn ở lại trong phòng khi hệ thống phun xả.

Yêu cầu phải đảm bảo khi lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng khí FM

Dựa vào các luật PCCC về việc “Quy định việc quản lý của Nhà n­­ước đối với công tác PCCC”, các tiêu chuẩn sau được áp dụng để thiết kế cho hệ thống chữa cháy tự động:

– TCVN 2622-1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

– TCVN 5760-1993 – Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng

– TCVN 7161-9-2002 –Hệ thống chữa cháy bằng bình khí – Tính chất thiết kế hệ thống

– TCVN 5738-2001 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật

– NFPA-2001 – Tiêu chuẩn về hệ thống chữa cháy khí sạch

– NFPA-70 – Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống điện

– NFPA-72 – Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống báo cháy tự động

Lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng khí FM-200

Việc lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí FM200 khá phức tạo, đòi hỏi phải có một cơ sở chuyên thiết kế và lắp đặt đảm nhiệm các thao tác nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy. Các bước lắp đặt cụ thể được công ty P69 đề xuất như sau :

Lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng khí FM-200
Lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng khí FM-200

1. Đối với đầu điều khiển điện và cáp

Cấu trúc của đầu điều khiển được kích hoạt bằng điện và hệ thống cáp được gắn trực tiếp lên trên bình. Thiết bị này có chức năng nhận các tín hiệu điều khiển được truyền từ các thiết bị dò khói, nhiệt và lửa,…hoặc trực tiếp từ tủ điều khiển để kích hoạt hoạt động hệ thống. Cũng có loại đầu điều khiển cơ học được kích hoạt khi thực hiện thao tác gạt cần. Đầu loại này có khả năng tự động thông gió nhằm ngăn ngừa những trường hợp có khí thoát ra từ bình.

2. Công tắc điều khiển

Áp lực hoạt động dựa trên áp lực hệ thống tạo ra bằng cách kích hoạt hoặc không kích hoạt tín hiệu điện truyền về tủ điều khiển

3. Tủ điều khiển

Được thiết kế theo tiêu chuẩn nhất định, đảm bảo chế độ hoạt động ổn định

4. Bu-li kéo cáp

Được sử dụng để thay đổi hướng cáp mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cáp.

5. Đầu Dò Khói

Đầu dò khói là loại ion, quang, nhiệt… theo tiêu chuẩn của Kidde Fire Protection, UL. Listed, FMRC and/or LPCB.

6. Bình chữa cháy FM-200

Được chứa trong bình thép dưới dạng lỏng với áp suất 25 bar ở 210C cùng với Nitrogen. Mỗi bình chứa kèm theo một đồng hồ đo áp lực, nắp che, và một cổng nối để nối với ống kích hoạt khí kèm theo. Bên cạnh đó, nó còn được thiết kế bởi các nắp đậy an toàn để đậy vào ngỏ xả và kích của bình khi không sử dụng. Bên cạnh đó thiết bị này còn được gắn liền với mục đích ngăn ngừa các tình trạng xả khí không kiểm soát.

7. Giá đỡ hệ thống chữa cháy Fm200

Được làm bằng thép. Nó chuyên sử dụng để gắn chặt bình vào tường theo phương đứng hoặc ngang.

8. Tủ kéo cáp

Sử dụng cáp để kích hoạt hệ thống. Khi xảy ra hiện tượng cháy, bạn sử dụng một tay đòn bằng thép để đập vỡ kính phía trước tủ, và kéo tay nắm ra khỏi tủ.

9. Khí FM-200

Được dẫn từ bình chứa vào hệ thống ống qua ống nối mềm với các kích thước đường kính trong 40, 50, 65 mm, và được làm bằng cao su. Nó chuyên được sử dụng để nối hệ thống ống xả khí vào ngõ ra trên van của bình chứa khí fm-200

10. Đầu phun chữa cháy

Được thiết kế để xả khí trực tiếp từ trần, do đó giảm thiểu khả năng ảnh hưởng tới mái do đó nó có tác dụng phun khí vào vùng cần được bảo vệ.

Vị trí lắp đặt các thiết bị hệ thống điều khiển

– Tủ điều khiển chữa cháy đặt tại trước và bên ngoài phòng chữa cháy.

– Đầu báo khói, đầu báo nhiệt tính toán số lượng và lắp đặt theo đúng tcvn 5738: 2001. lắp đặt bên trong phòng chữa cháy.

– Nút nhấn kích hoạt xả khí lắp đặt tại tại cửa ra vào và bên ngoài mỗi phòng chữa cháy, cách sàn 1.25m.

– Nút nhấn trì hoãn xả khí lắp đặt tại tại cửa ra vào và bên ngoài mỗi phòng chữa cháy, cách sàn 1.25m.

– Chuông báo cháy , còi/đèn báo xả khí, lắp tại cửa ra vào và bên ngoài mỗi phòng chữa cháy. cách trân 300mm.

– Bảng cảnh báo đặt bên cạnh tủ điều khiển chữa cháy.

Ưu điểm của hệ thống khí FM-200

So với CO2 hay Argonite cần phải di tản người ngay lập tức khi phun, FM-200 rất an toàn. Khi FM-200 được phun ra, con người vẫn có thể thở và tiến hành các biện pháp khắc phục cháy cần thiết.

Do đó, FM-200 được sử dụng trong các khu vực phòng điều khiển, xử lý dữ liệu, khoang máy bay, khu các thiết bị y tế, các thiết bị công nghiệp có giá trị cao, thư viện, nhà bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, phòng cách âm, khu vực lưu trữ các chất dễ cháy… là những khu vực thường xuyên có người.

So với hệ thống Sprinkler phải mất gần 10 phút để kích hoạt hệ thống, FM-200 chỉ mất 2 phút để kích hoạt. Điều này giúp hạn chế đến mức tối thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Hơn nữa, thời gian ngừng làm việc để khắc phục sau cháy của hệ thống sprinkler là 16 ngày, trong khi của hệ thống FM-200 chỉ là 1 ngày.

Như vậy, chi phí sử dụng FM-200 rẻ hơn CO2, Argonite do ít thiết bị hơn, an toàn cho người sử dụng hơn CO2, Argonite khi áp suất hoạt động thấp hơn và không gây ngạt, an toàn cho thiết bị hơn so với sprinkler sau khi hệ thống đã kích hoạt. Cả về kỹ thuật và kinh tế, FM-200 đều mang đến thuận lợi cho người sử dụng. Vì vậy, bình khí chữa cháy FM-200 đã trở thành một loại chất chữa cháy quan trọng trong công nghiệp.

Quy trình thử nghiệm hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200

Quy trình thử nghiệm hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200 bao gồm các bước sau đây:

1. Phát hiện đám cháy

Khi có 1 đám cháy xả ra, khói/ nhiệt sẽ được sinh ra và lan truyền trong không khí. Các đầu báo cháy khói/ nhiệt cảm nhận được khói và gửi tín hiệu báo động về tủ trung tâm chữa cháy thông thường. Trường hợp khác, hệ thống báo cháy chưa kịp phát hiện mà con người đã nhìn thấy có cháy thì có thể nhấn nút ấn Tổ hợp kích hoạt quy trình xả khí (FAS260-PS-28V-RD) để cung cấp thông tin cháy cho tủ trung tâm chữa cháy (FAS-EP203).

Khi thử nghiệm dùng khói/ nhiệt thử trực tiếp vào đầu báo để xem xét khả năng tiếp nhận của đầu báo cháy, xử lý tín hiệu báo cháy của trung tâm báo cháy lúc này trung tâm đưa ra tín hiệu báo cháy bằng chuông. Tiếp theo thử đầu báo thứ hai trung tâm báo chữa cháy đưa ra tín hiệu chữa cháy bằng còi đèn chớp.

2. Phát tín hiệu báo động

Khi nhận được tín hiệu báo cháy, trung tâm điều khiển chữa cháy tự động sẽ phát tín hiệu báo động (chuẩn bị xả khí) và đồng thời bắt đầu tính thời gian trễ. Tín hiệu báo động trên sẽ bao gồm: tín hiệu báo động bằng âm thanh (Chuông báo động) và tín hiệu biển báo (đèn báo xả khí bật sáng)

3. Chế độ dừng xả khí khẩn cấp.

Có 2 lý do để tồn tại nút ấn dừng khẩn cấp: thứ nhất, khi xả khí FM200 có thể gây nguy hiểm cho con người và thứ hai, quá trình thay thế khí FM200 có giá thành tương đối cao. Vì vậy khi có ai đó nhận ra rằng, tín hiệu báo cháy là tín hiệu giả hoặc trong quá thời gian trễ mà nhận thấy rằng đám cháy không còn nguy hiểm nữa hoặc đã tắt … thì có thể nhấn nút ấn dừng khẩn cấp để ngăn cản quá trình xả khí.

4. Quá trình kích hoạt và phun khí.

Khi trung tâm báo cháy tính hết thời gian trễ báo động thì sẽ phát động lệnh kích hoạt xả khí. Tín hiệu kích hoạt được đưa đến van điện từ (trên bình kích hoạt) khí từ chai này sẽ mở van chọn vùng định danh, rồi sau đó tiếp tục mở dàn chai khí FM200 lớn phía dưới, Khí FM200 được xả khí vào ống góp, thông qua van chọn vùng đã mở & vào khu vực cần chữa cháy. (Trong quá trình thử nghiệm không đấu van kích hoạt vào bình khí).

Quy trình thử nghiệm hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200
Quy trình thử nghiệm hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200

5. Kích hoạt bằng nút ấn xả khí (FAS260-PS-28V-RD)

– Người có trách nhiệm điều hành hệ thống chữa cháy nhấn nút kích hoạt phun FM200 ở ngoài cửa phòng – Còi điện báo động chính kêu lên trên trung tâm.

– Còi điện trong kho sẽ kêu báo động. (Nếu dùng loa phóng thanh ở đây thì băng ghi âm có sẵn sẽ tự động thông báo thông tin báo động qua loa).

– Tín hiệu báo cháy được truyền đi liên tục.

6. Kích hoạt bằng tay: Chọn 1 trong 3 phương thức bên dưới

– Nhấn tổ hợp kích hoạt quy trình xả khí (FAS260-PS-28V-RD).

– Nhấn nút “Manual extinguishant release” trên tủ (FAS-EP203).

– Gạt cần xả khí trên chai khí mồi (CO2054-CS-020-SP).

Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy khí FM-200

FM-200 tác dụng với chất cháy, hấp thụ nhiệt của đám cháy làm ngăn cản phản ứng hoá học của chuỗi phản ứng cháy, nhưng đặc biệt là không làm giảm lượng oxy trong không khí xuống thấp như hệ thống CO2, vì vậy trong phòng vẫn còn khí Oxy và không gây ngạt, không gây ảnh hưởng đến người còn ở lại trong phòng khi hệ thống phun xả.

– Khí FM 200 sẽ được nén dưới dạng chất lỏng trong bình áp lực cùng với khí N2 để đảm bảo khi phun xả khí FM-200 sẽ được đẩy ra ngoài bao phủ hết không gian trong phòng cần chữa cháy thông qua hệ thống đường ống và đầu phun dạng hở loại 360° hoặc 180° dưới dạng khí.

– Lượng khí FM-200 phải được tính toán cẩn thận để bảo đảm mật độ phun cần thiết, không vượt ngưỡng cho phép đối với khu vực có người là 10%.

– Đường kính ống dẫn khí và kích thước vòi phun được tính chính xác nhờ phần mềm hổ trợ, sao cho thời gian xả khí của hệ thống không dưới 5 giây và không quá 10 giây.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02437688156 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

5/5 - (2 bình chọn)