Lắp đặt đầu báo khói luôn là ưu tiên số 1 với những công trình, tòa nhà,… nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính mạng và tài sản khi có sự có hỏa hoạn sảy ra. Việc lắp đặt hệ thống báo cháy tự động giúp chúng ta có thể dễ dàng phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát hay nguy cơ xảy ra đám cháy, đồng thời cảnh báo cho mọi người biết để có các phương án sử lý thích hợp.
Vậy thi công hệ thống đầu báo khói như thế nào? Quy tắc lắp đặt đầu báo khói ra sao ? Cách lắp đặt đầu báo khói đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như nào? Theo dõi bài viết bên dưới của Công ty P69 để tìm câu trả lời nhé!
Đầu báo khói là gì ?
Đầu báo khói (bộ báo cháy) là một thiết bị cần thiết trong mọi nhà, mọi cơ sở doanh nghiệp, toà nhà. Tại gia, thiết bị này nên được lắp đặt tại mỗi từng lầu và từng phòng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt đồ báo khói, báo cháy đúng tiêu chuẩn và cực kì dễ làm theo của các chuyên gia tại Antshome, kèm với những chi tiết về các bộ phận.
Thi công hệ thống đầu báo khói như thế nào?
Xác định ví trí sẽ đặt đầu báo khói, báo nhiệt, tủ trung tâm báo cháy, chuông đèn, nút ấn báo cháy. Trung tâm báo cháy thường được đặt tại những vị trí có người trực gác thường xuyên như phòng bảo vệ, phòng thường trực 24/24. Tổ hợp báo cháy đặt tại những vị trí dễ quan sát, gần lối thoát hiểm cách mặt đất 1500mm.
Một đầu dây kéo tới các đầu báo cháy và nút ấn, một đầu kéo về hộp kĩ thuật tầng/kéo về tủ trung tâm báo cháy. Tại điểm cuối của đầu báo cháy lắp điện trở cuối kênh. Một kênh báo cháy tùy vào thông số có thể lắp một zone từ 15-25 thiết bị.
Đi dây cáp tín hiệu: Đi dây cho tất cả những vị trí cần đặt đầu báo khẩn, nơi sẽ đặt trung tâm báo cháy. Đường dây phải được lắp đặt vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa an toàn, độ bền cao trong suốt quá trình sử dụng. Phải luồn dây vào ống luồn dây để không xảy ra sự cố gây mất an toàn.
Quy tắc lắp đặt đầu báo khói
+ Đầu báo khói : Được lắp đặt với chức năng giám sát trực tiếp các hoạt động, dấu hiệu khói, cháy báo về trung tâm để xử lý. Thời gian đầu báo khói nhận và truyền tín hiệu không quá 30s. Mật độ môi trường là 15% – 20% nếu nồng độ khói trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép (15% – 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm để xử lý sự cố.
+ Còi báo cháy : Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, cầu thang hoặc nơi đông người…nhằm báo động cho những người xung quanh biết và xử lý sự cố kịp thời.
+Công tắc khẩn : Được lắp đặt tại các nơi dễ thấy như hành lang, cửa ra vào, cầu thang để dễ sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyển thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo công tắc khẩn để báo động khẩn cấp cho mọi người đang trong khu vực xảy ra sự cố phát hiện và xử lý.
+ Lắp đặt và cài đặt tủ trung tâm : Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống, nó quyết định đến chất lượng của hệ thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo tự động có khả năng nhận và xử lý tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc tín hiệu sự cố kỹ thuật. Trong các trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến các nơi báo cháy. Có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch…
Hướng dẫn lắp đặt đầu báo khói đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Khi chúng ta đã hiểu những kiến thức cơ bản, việc tiếp theo là tìm hiểu về cách lắp như thế nào đúng kỹ thuật và an toàn.
Bước 1. Chuẩn bị đủ các vật dụng cần thiết:
Đầu tiên, bạn cần có các dụng cụ hữu ích để trợ giúp mình. Danh sách các dụng cụ cần có bao gồm:
- Búa
- Máy khoan cầm tay/Tua vít
- Kềm
- Hộp điện mini (remodeling box)
- Thang leo hoặc một cái ghế đủ cao với diện tích dễ đứng
- Dây đo, thước kẻ (nếu có)
- Bút chì
- Giẻ lau cũ hoặc khăn (để lau các bụi bặm, dọn dẹp vệ sinh sau công việc)
- Và thành phần quan trọng nhất, bộ báo cháy (và pin tiểu nếu có sẵn trong bao bì khi mua)
Bước 2. Lắp đế và tắc ke vào trần nhà (đối với các loại chạy bằng pin):
Thiết bị chạy bằng pin thì sẽ không cần khoan lỗ trong tường hay đấu đây điện âm tường/trần. Một số hộp sẽ đi kèm hướng dẫn, nhưng vì mục đích của bài viết này, điều đầu tiên bạn cần làm đánh dấu vị trí và lắp hộp đế của máy vào trước.
Thông thường, hộp đế và bộ báo cháy sẽ không dính liền. Vì vậy, bạn chỉ cần gắn bộ vào hộp đế sau đó và vặn theo chiều đúng khớp. Cuối cùng, bạn sẽ lắp tắc ke hoặc bộ đinh có sẵn vào các vị trí lỗ có sẵn.
Dùng búa hoặc máy khoan/tua vít và đập/vặn vào chậm rãi và chặt vừa đủ.
Bước 3. Lắp đặt đầu báo khói cháy có đấu dây điện
Để lắp và đi dây điện cho loại thiết bị báo cháy này, bạn cần khoan cắt một lỗ vừa đủ trên trần. Bạn nên dùng dây đo, bút, thước kẻ cho bước này để thực hiện thật chuẩn.
Lưu ý: Hãy nhớ tắt cầu dao điện trước khi làm để tránh giật điện
Tiếp theo, bạn sẽ cần tới một vật chuyên dụng gọi là remodeling box, hay hộp điện mini để đặt dây vào. Hãy lựa chọn dây dẫn đủ dài để đi về tủ điện của mình ở bước sau. Dùng kềm để cắt bớt phần dư ở dây có sẵn để nối về lại máy báo cháy. Nhớ để thừa chút xíu dây khỏi trần nhà. Sau khi hoàn thành, công việc lắp hộp vào đế sẽ theo tiếp.
Lắp thêm pin phòng hờ vào vị trí đã định trên hộp trong tình huống mất điện máy báo cháy vẫn có thể dùng được.
Bước 4. Đi dây điện về tủ điện
Tiếp đến là việc kết nối “dự án” về tủ điện để ta có thể kích hoạt năng lượng cho bộ báo cháy. Nối các dây và cầu dao vào vị trí thích hợp.
Bước 5. Kiểm tra thiết bị (áp dụng cho tất cả các bộ)
Sau khi xong hết mọi thứ, bạn đừng quên phải test thử các thiết bị mình vừa lắp đặt nhé. Công việc của chúng ta sẽ chưa hoàn thiện nếu chưa dùng thử và đây là bước mà nhiều người tiêu dùng hay bỏ quên đấy.
Cách kiểm tra đồ báo khói có hoạt động:
– Mở cầu dao lên để thử nghiệm (đối với máy báo cháy có đấu dây điện) và nhấn vào nút TEST trên thiết bị. Lúc này, sẽ có một tiếng báo hiệu đến từ máy.
Đối với các máy chạy bằng pin thì bạn chỉ cần nhấn TEST:
– Nếu máy của bạn không kêu, tắt cầu dao và kiểm tra lại các dây điện đã đấu để xem các lỗi có thể bị bỏ sót. Trong trường hợp các dây điện đã được đảm bảo đấu đúng cách nhưng máy không lên điện, khả năng cao là bạn cần phải liên hệ với nhà cung cấp/sản xuất thiết bị hoặc đơn vị bán máy báo cháy để được thay thế sản phẩm mới.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02437688156 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA