Hướng dẫn lắp đặt đầu báo nhiệt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Đầu báo nhiệt thường được sử dụng ở những nơi các thiết bị báo khói không dùng được. Hiểu một cách đơn giản, đầu báo nhiệt là một thiết bị được sử dụng để phát hiện bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào về nhiệt độ có thể báo hiệu một đám cháy sắp bùng phát. Vậy đầu báo nhiệt là gì? Cách lắp đặt đầu báo nhiệt đúng tiêu chuẩn ra sao ? Nếu lắp đặt đầu báo khói là giải pháp lý tưởng, tại sao các đầu báo nhiệt vẫn được lắp đặt để phát hiện đám cháy? Theo dõi bài viết bên dưới của Công ty P69 để tìm câu trả lời nhé!

Đầu báo nhiệt là gì?

Đầu báo nhiệt là gì?
Đầu báo nhiệt là gì?

Đầu báo nhiệt ( Tiếng anh: Heat detectors ) Đây là một thiết bị báo cháy đầu vào có nhiệm vụ phát đi tín hiệu báo cháy về cho trung tâm báo cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Đầu báo nhiệt hoạt động dựa trên nhận biết sự gia tăng nhiệt độ môi trường. Khi có đám cháy sảy ra nhiệt lượng sẽ tỏa ra và phân tán tới các vùng không gian xung quanh qua đó đầu báo nhiệt sẽ phát hiện được sự gia tăng nhiệt lượng bất thường này và gửi tín hiệu báo cháy về cho trung tâm báo cháy xử lý.

Nguyên lý hoạt động của đầu báo nhiệt

Đầu báo nhiệt hoạt động dự vào cảm biến nhiệt độ. Tức là khi nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt thiết bị tăng lên và đạt đến mức độ xác định, ứng với ngưỡng đã được chỉ định cho đầu báo nhiệt khi sản xuất, (tùy theo tiêu chuẩn của mỗi thị trường mà đầu báo nhiệt cố định sẽ có các ngưỡng nhiệt độ khác nhau như: 60, 70, 80 độ) sẽ làm cho tiếp điểm bên trong báo động và gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy.

Các tính năng tiêu chuẩn đầu báo nhiệt

– Có thiết kế mỏng, gọn, ngoại hình đẹp đi kèm với mức độ tin cậy cao.

– Cơ chế hoạt động của đầu báo cho phép đầu báo thích hợp gắn trong các khu vực mà khi có cháy, nhiệt độ sẽ gia tăng đột ngột.

– Cơ chế hoạt động cho phép đầu báo là một phương án tiết kiệm chi phí tối ưu. Đầu báo nhiệt không tiêu thụ dòng ở trạng thái chờ.

– Phù hợp với các loại đế NS của Hochiki.

– Điện áp hoạt động 15-30VDC.

– Cảm biến sự gia tăng nhiệt độ dạng buồng khí giãn nở.

Các tính năng tiêu chuẩn đầu báo nhiệt
Các tính năng tiêu chuẩn đầu báo nhiệt

Vị trí lắp đặt đầu báo nhiệt

Vị trí đặt đầu báo nhiệt là rất quan trọng cho việc bảo vệ nhà bạn. Mặc dù lắp đặt đầu báo nhiệt ở giữa trần phòng là tốt nhất, nhưng bạn vẫn có thể đặt nó trên tường, thấp hơn chiều cao trần nhà khoảng 50cm hoặc hơn.

Đầu báo nhiệt thường được sử dụng ở những nơi các thiết bị báo khói không phù hợp, ví dụ như: trong các phòng có nhiều khói và bụi như nhà để xe hoặc gác xép. Bạn cũng nên sử dụng đầu báo nhiệt ở những nơi cất giữ hóa chất hoặc các chất dễ cháy.

Vị trí lắp đặt đầu báo nhiệt
Vị trí lắp đặt đầu báo nhiệt

Đặt đầu báo nhiệt càng gần trung tâm căn phòng càng tốt để đảm bảo toàn bộ khu vự

c lân cận được bao phủ. Ngoài ra, hãy chọn một vị trí cách tường hoặc góc ít nhất 10cm.

Hướng dẫn lắp đặt đầu báo nhiệt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Khi chúng ta đã hiểu những kiến thức cơ bản, việc tiếp theo là tìm hiểu về cách lắp như thế nào đúng kỹ thuật và an toàn.

Bước 1. Chuẩn bị đủ các vật dụng cần thiết:

Đầu tiên, bạn cần có các dụng cụ hữu ích để trợ giúp mình. Danh sách các dụng cụ cần có bao gồm:

  • Búa
  • Máy khoan cầm tay/Tua vít
  • Kềm
  • Hộp điện mini (remodeling box)
  • Thang leo hoặc một cái ghế đủ cao với diện tích dễ đứng
  • Dây đo, thước kẻ (nếu có)
  • Bút chì
  • Giẻ lau cũ hoặc khăn (để lau các bụi bặm, dọn dẹp vệ sinh sau công việc)
  • Và thành phần quan trọng nhất, bộ báo cháy (và pin tiểu nếu có sẵn trong bao bì khi mua)

Bước 2. Lắp đế và tắc ke vào trần nhà (đối với các loại chạy bằng pin):

Thiết bị chạy bằng pin thì sẽ không cần khoan lỗ trong tường hay đấu đây điện âm tường/trần. Một số hộp sẽ đi kèm hướng dẫn, nhưng vì mục đích của bài viết này, điều đầu tiên bạn cần làm đánh dấu vị trí và lắp hộp đế của máy vào trước.

Thông thường, hộp đế và bộ báo cháy sẽ không dính liền. Vì vậy, bạn chỉ cần gắn bộ vào hộp đế sau đó và vặn theo chiều đúng khớp. Cuối cùng, bạn sẽ lắp tắc ke hoặc bộ đinh có sẵn vào các vị trí lỗ có sẵn.

Dùng búa hoặc máy khoan/tua vít và đập/vặn vào chậm rãi và chặt vừa đủ.

Hướng dẫn lắp đặt đầu báo nhiệt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Hướng dẫn lắp đặt đầu báo nhiệt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Bước 3. Lắp đặt đầu báo nhiệt có đấu dây điện

Để lắp và đi dây điện cho loại thiết bị báo cháy này, bạn cần khoan cắt một lỗ vừa đủ trên trần. Bạn nên dùng dây đo, bút, thước kẻ cho bước này để thực hiện thật chuẩn.

Lưu ý: Hãy nhớ tắt cầu dao điện trước khi làm để tránh giật điện

Tiếp theo, bạn sẽ cần tới một vật chuyên dụng gọi là remodeling box, hay hộp điện mini để đặt dây vào. Hãy lựa chọn dây dẫn đủ dài để đi về tủ điện của mình ở bước sau. Dùng kềm để cắt bớt phần dư ở dây có sẵn để nối về lại máy báo cháy. Nhớ để thừa chút xíu dây khỏi trần nhà. Sau khi hoàn thành, công việc lắp hộp vào đế sẽ theo tiếp.

Lắp thêm pin phòng hờ vào vị trí đã định trên hộp trong tình huống mất điện máy báo cháy vẫn có thể dùng được

Bước 4. Đi dây điện về tủ điện

Tiếp đến là việc kết nối “dự án” về tủ điện để ta có thể kích hoạt năng lượng cho bộ báo cháy. Nối các dây và cầu dao vào vị trí thích hợp.

Bước 5. Kiểm tra thiết bị (áp dụng cho tất cả các bộ)

Sau khi xong hết mọi thứ, bạn đừng quên phải test thử các thiết bị mình vừa lắp đặt nhé. Công việc của chúng ta sẽ chưa hoàn thiện nếu chưa dùng thử và đây là bước mà nhiều người tiêu dùng hay bỏ quên đấy.

Cách kiểm tra đồ báo nhiệt có hoạt động:

– Mở cầu dao lên để thử nghiệm (đối với máy báo cháy có đấu dây điện) và nhấn vào nút TEST trên thiết bị. Lúc này, sẽ có một tiếng báo hiệu đến từ máy.

Đối với các máy chạy bằng pin thì bạn chỉ cần nhấn TEST:

– Nếu máy của bạn không kêu, tắt cầu dao và kiểm tra lại các dây điện đã đấu để xem các lỗi có thể bị bỏ sót. Trong trường hợp các dây điện đã được đảm bảo đấu đúng cách nhưng máy không lên điện, khả năng cao là bạn cần phải liên hệ với nhà cung cấp/sản xuất thiết bị hoặc đơn vị bán máy báo cháy để được thay thế sản phẩm mới.

Các lưu ý khi lắp đặt đầu báo nhiệt

Có ít nhất  3 thông số quan tâm khi lắp đặt đầu báo nhiệt: khoảng cách các đầu báo và ngưởng nhiệt độ, và điều kiện làm việc của môi trường lắp đặt (Nhiệt độ, độ ẩm,…)

Khoảng cách lắp đặt đầu báo nhiệt tùy thuộc vào độ cao, quy định theo NFPA 72 – 2016

Khoảng cách lắp đặt đầu báo nhiệt tùy thuộc vào độ cao, quy định theo NFPA 72 - 2016
Khoảng cách lắp đặt đầu báo nhiệt tùy thuộc vào độ cao, quy định theo NFPA 72 – 2016

1. Cách đọc bảng tra

Cần hiểu rõ khoảng cách cơ bản hỗ trợ bởi nhà sản xuất ở độ cao 3m, thông thường là 7m (Thông số này tùy theo nhà sản xuất)

Nếu đầu báo gắn ở độ cao 0-3.0m thì khoảng cách là 1 x 7m = 7 m

Nếu đầu báo gắn ở độ cao 8.5m-9.1m thì khoảng cách là 0.34 x 7m = 2.38 m

2. Cách bố trí đầu báo trên mặt bằng

Cách bố trí đầu báo trên mặt bằng
Cách bố trí đầu báo trên mặt bằng

3. Cách lắp đầu báo trên trần phẳng và trần dốc nghiêng

Khi chọn một đầu báo nhiệt lắp đặt tại một khu vực, nhà thiết kế cần quan tâm đến nhiệt độ hoạt động của môi trường. Tùy theo từng môi trường lắp đặt mà lớp nhiệt độ được chọn cho phù hợp.

Cách lắp đầu báo trên trần phẳng và trần dốc nghiêng
Cách lắp đầu báo trên trần phẳng và trần dốc nghiêng

4. Các lớp nhiệt độ dựa theo EN54-5

Đầu báo nhiệt được chọn cho 1  lớp nhiệt độ trong dãy A1, A2, B, C, D, E, F, G

Đầu báo nhiệt được tích hợp 1 nhóm nhiệt độ A1, A2, B, người dùng có thể tùy chọn thông qua DIP Switch hoặc thông qua lập trình từ tủ báo động.

Các lớp nhiệt độ dựa theo EN54-5
Các lớp nhiệt độ dựa theo EN54-5

So sánh đầu báo khói và đầu báo nhiệt ?

Nếu lắp đặt đầu báo khói là giải pháp lý tưởng, tại sao các đầu báo nhiệt vẫn được lắp đặt để phát hiện đám cháy?

Đầu báo nhiệt có thể là một giải pháp đáng tin cậy và hầu như không có rắc rối. Trong một số trường hợp, thiết bị phát hiện nhiệt được chọn vì giá thành thấp và khả năng miễn nhiễm đối với các chất gây ô nhiễm và các điều kiện cực đoan về môi trường. Trong các trường hợp khác, Đầu báo nhiệt được sử dụng để kích hoạt vòi phun chữa cháy tự động hoặc các loại khác của hệ thống chữa cháy.

So sánh đầu báo khói và đầu báo nhiệt ?
So sánh đầu báo khói và đầu báo nhiệt ?

Dạng đầu báo kết hợp báo khói và báo nhiệt hiện nay thiết kế để không bị ảnh hưởng bởi hơi nước, côn trùng nhỏ, bụi trong không khí và phạm vi nhiệt độ rộng hơn. Mặc dù các giải pháp nói chung tốn kém hơn nhiều so với Đầu báo nhiệt, nhưng chúng có khả năng cảnh báo rất sớm. Ngoài việc cho người trong tòa nhà thêm thời gian để phản ứng, việc cảnh báo sớm giúp con người xử lý kịp thời đám cháy trước khi xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Các hướng dẫn ứng dụng của chúng tôi có thể giúp bạn xác định xem liệu Đầu báo khói nhiệt kết hợp có phải là giải pháp phù hợp cho ứng dụng của bạn hay không.

Tại sao nên kết hợp đầu báo nhiệt với đầu báo khói?

Vì đầu báo nhiệt và báo khói hoạt động theo những cách khác nhau – mỗi cách phát hiện tăng nhiệt và khói tương ứng – tốt hơn nên sử dụng kết hợp cả hai để đảm bảo nhà của bạn được bảo vệ toàn diện nhất.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02437688156 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

4.6/5 - (7 bình chọn)