Hướng dẫn cách sử dụng bình xịt chữa cháy chi tiết A – Z

Có bao giờ bạn tự đặt mình vào tình huống bị mắc kẹt trong một vụ hoả hoạn? Ngọn lửa đột ngột bùng lên và bạn phải tự giải cứu bản thân mình và người thân mình đang ở trong đó? Bạn sẽ làm gì để thoát ra ngoài an toàn? Cùng Công ty P69 tìm hiểu những điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý khi sử dụng và  cách sử dụng bình xịt chữa cháy bình chữa cháy nhé!

Hướng dẫn cách sử dụng bình bột để chữa cháy

Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng bình bột để chữa cháy đối với 2 loại bình: loại xách tay và loại xe đẩy:

Hướng dẫn cách sử dụng bình bột để chữa cháy
Hướng dẫn cách sử dụng bình bột để chữa cháy

1. Đối với loại xách tay

Khi có cháy xảy ra, xách bình tới gần địa điểm cháy.

Lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.

Giữ bình ở khoảng cách 1,5m tuỳ loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra, khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

2. Đối với bình xe đẩy

+ Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.

+ Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.

+ Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

3. Chú ý

Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí bình cho phù hợp.

Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng

4. Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình bột chữa cháy

Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.

Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 500C. Nếu để ngoài nhà phải có mái che.

Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.

Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch đỏ thì phải nạp lại khí.

Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lượng ban đầu. Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Thay thế những bình bị rò khí.

Cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2

Bạn đã biết cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2 chưa? Nội dung dưới đây công ty P69 sẽ hướng dẫn đến bạn cách sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng bình CO2 để chữa cháy:

Cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2
Cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2

1. Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy CO2 an toàn, hiệu quả

Bước 1: Khi sự cố cháy xảy ra, mang bình CO2 tiếp cận đám cháy.

Bước 2: Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m, tay còn lại mở khóa van bình

Bước 3: Bóp (hoặc vặn) van để khí tự phun ra dập lửa.

2. Một số lưu ý khi dùng bình CO2 chữa cháy

Lửa tắt hẳn mới ngừng phun.

Đọc kỹ hướng dẫn, hiểu rõ tính năng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

Đối với đám cháy chất lỏng, phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xuống chất lỏng.

Tùy thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

Lưu ý không nên sử dụng bình CO2 để dập các đám cháy ngoài trời. Khi sử dụng phải chọn đầu hướng gió. Tuyệt đối không đứng ngược hướng gió. Chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun để tránh bỏng lạnh.

– Nếu phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra khỏi phòng, dự trù lối thoát ra sau khi phun.

Nguyên tắc dập lửa bằng bình chữa cháy

  • Đọc kỹ hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí bình cho phù hợp.
  • Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
  • Khi phun phải đợi lửa tắt hẳn mới ngừng phun.
  • Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun sục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
  • Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
  • Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
  • Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng

Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng bình xịt chữa cháy

– Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.

– Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C.

– Nếu để ngoài nhà phải có mái che.

– Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.

– Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí.

– Bình chữa cháy sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.

– Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng “xì xì”, phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.

– Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.

– Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lợng ban đầu.

– Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.

– Kiểm tra vòi, loa phun

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

Rate this post