Chống sét lan truyền là gì? Nguyên lý, thiết bị hoạt động hiệu quả

Chống sét lan truyền là gì? Chống sét lan truyền là gì? Tại sao nên chống sét lan truyền? Nguyên lý hoạt động và những yêu cầu kỹ thuật nào khi lắp đặt, thi công hệ thống chống sét lan truyền hiệu quả và an toàn? Hãy cùng Công Ty P69 tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé !

Sét lan truyền là gì?

Sét lan truyền là khi một luồng sét đánh vào vị trí nào đó thì trong bán kính 2km tính từ vị trí sét đánh, nó sẽ cảm ứng điện từ lên dây điện, các vật bằng kim loại, đường truyền dữ liệu gần đó dẫn đến hư hỏng.

1. Thống kê hiện tượng sét lan truyền

Theo thống kê về hiện tượng sét lan truyền thì:

  • Mỗi ngày trên toàn thế giới sẽ có khoảng 8 triệu tia sét.
  • Kết cấu cao nhất là điểm tiếp xúc với khả năng sẽ bị sét đánh.
  • Mặc dù trên thực tế một số cấu trúc có khả năng thu hút sét hơn, nhưng sét lại không thể dự đoán trước.

2. Rủi ro phá huỷ các thiết bị điện tử

Rủi ro phá huỷ các thiết bị điện tử
Rủi ro phá huỷ các thiết bị điện tử

Điện áp tăng cao có khả năng xâm nhập vào nhà thông qua tia sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp. Đối với loại sét đánh trực tiếp, tia sét đi thẳng qua tòa nhà, nhà máy gây ra hư hỏng nghiêm trọng, còn với sét đánh gián tiếp, tia sét đánh vào mặt đất gần kề, đường điện nối trực tiếp vào nhà. Khi điều này xảy ra, bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng có thể bị phá hủy.

Kết quả: Không chỉ chi trả phí thay thế cao cho các thiết bị điện tử và mạch điện mà còn làm gián đoạn kết nối với thiết bị cá nhân.

3. Mô phỏng đường đi của tia sét

Khi tia sét đánh gần vào một tòa nhà không được bảo vệ, nó sẽ di chuyển vào bên trong thông qua đường dây điện kết nối trực tiếp với bảng chuyển mạch. Khi tia sét đánh vào tòa nhà có cột thu lôi, điện áp sẽ được truyền trực tiếp xuống đất xung quanh ngôi nhà. Tuy nhiên, một nửa số điện áp vẫn có thể xâm nhập vào nhà thông qua mạch điện.

Chống sét lan truyền là gì?

Chống sét lan truyền là hoạt động bố trí các thiết bị cắt , lọc sét nhằm hạn chế sự quá áp đột biến lan truyền trên đường dây điện hoặc tín hiệu bằng cách chuyển hướng dòng điện nguy hiểm này sang nơi khác ( bãi tiếp địa) một cách an toàn.

Thiết bị chống sét lan truyền là gì?  Là thiết bị được thiết kế giúp bảo vệ các thiết bị điện từ, điện áp đột biến. Mục đích nhằm hạn chế tăng điện áp cung cấp cho thiết bị điện bằng cách rút xuống đất khi gặp điện áp không mong muốn trên ngưỡng an toàn.

Thiết bị chống sét tăng áp và bộ giảm đột biến điện áp được lắp đặt chủ yếu trong tủ tổng cấp điện của các tòa nhà, nhà máy, xí nghiệp, bảng điện phân phối tầng, ngay trước thiết bị PLC, viễn thông, thu – phát tín hiệu, IT,… bảo vệ biến động điện áp và dòng, cả trong trường hợp sét đánh.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền

Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền là dựa trên nguyên lý mạch bảo vệ. Khi sét đánh vào hệ thống thì thiết bị sẽ thực hiện ngay lập tức chức năng chống sét. Thông qua bộ lọc, chúng triệt tiêu xung nhiễu của sét lên thiết bị điện để bảo vệ quá áp, quá tải cho đường dây không xảy ra các sự cố chập cháy.

Dựa vào nguồn điện 2 pha hoặc 3 pha để lựa chọn chế độ bảo vệ cho thiết bị chống sét lan truyền loại: 2 modes, 3 modes, 4 modes, 7 modes, 10 modes.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền
Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền

Trên thị trường thiết bị điện, thiết bị chống sét lan truyền của thương hiệu Schneider được đánh giá là tốt nhất với những công nghệ bảo vệ hệ thống điện vô cùng hiệu quả như:

  • Công nghệ bảo vệ các mode
  • Công nghệ cầu chì nhiệt.
  • Công nghệ tản nhiệt trên board để đảm bảo việc cắt xung sét được thực hiện an toàn.
  • Loại bỏ tình trạng xung sét hiệu quả.
  • Tránh để xảy ra tình trạng hệ thống điện bị quá tải hay quá áp

Thiết bị chống sét lan truyền Schneider áp dụng công nghệ nắn sóng sine cao cấp để ngăn không cho sét làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động của các thiết bị điện, đảm bảo cho sóng sine ổn định và nguồn điện được hoạt động tốt ở mọi chế độ.

Phân Loại Hệ Thống Chống Sét Lan Truyền

Thiết bị chống sét lan truyền được chia thành 3 loại, cụ thể như sau:

1. Chống Sét Lan Truyền SPD Loại 1

  • Thiết bị chống sét lan truyền loại 1 được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp cụ thể như xí nghiệp, tòa nhà, nhà máy công nghiệp,… đã được bảo vệ bởi hệ thống chống sét hoặc lồng lưới chống sét trực tiếp.
  • Thiết bị này bảo vệ cho hệ thống điện. SPD loại 1 có khả năng xả dòng ngược do dòng sét lan truyền dội ngược từ dây dẫn đất đến dây dẫn của hệ thống lưới điện.
  • Thiết bị chống sét lan truyền loại 1 được đặc trưng bởi dòng điện dạng sóng 10/350µs.

2. Chống Sét Lan Truyền SPD Loại 2

  • Thiết bị chống sét lan truyền loại 2 là hệ thống bảo vệ chính cho tất cả các thiết bị điện hạ thế. Thiết bị này được lắp đặt trong mỗi tử điện để ngăn ngừa sự lan truyền quá áp trong hệ thống điện và bảo vệ các tải.
  • Thiết bị chống sét lan truyền loại 2 được đặc trưng bởi dòng điện dạng sóng 8/20µs.

3. Chống Sét Lan Truyền SPD Loại 3

  • Thiết bị chống sét lan truyền loại 3 có dung lượng xả thấp. Chính vì thế, chúng phải được lắp đặt một cách bắt buộc như thiết bị bổ sung cho SPD Loại 2 và trong vùng lân cận các tải nhạy cảm.
  • Thiết bị chống sét lan truyền loại 2 được đặc trưng bởi sự kết hợp của các sóng điện áp (1.2/50µs) và sóng dòng (8/20µs).

Các Thiết Bị Chống Sét Lan Truyền Phổ Biến

Các Thiết Bị Chống Sét Lan Truyền Phổ Biến
Các Thiết Bị Chống Sét Lan Truyền Phổ Biến

Thiết bị chống sét lan truyền Schneider là dòng sản phẩm chống sét chất lượng cao, hoạt động hiệu quả đang được rất nhiều đơn vị lựa chọn sử dụng.

Thiết bị chống sét lan truyền Schneider là sản phẩm chất lượng cao được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn Châu Âu mang lại sự chính xác, linh hoạt cũng như trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho người dùng.

Hiện nay, trên thị trường, quý khách hàng có thể tìm mua thiết bị chống sét lan truyền Schneider với các model như:

  • Thiết bị chống sét lan truyền Acti 9
  • Thiết bị chống sét lan truyền Easy 9

Lưu ý khi lắp đặt chống sét lan truyền

Ngoài việc nắm bắt nguyên lý chống sét lan truyền, các lưu ý sau sẽ đảm bảo việc lắp đặt chống sét lan truyền của bạn đạt hiệu quả. Để tối ưu hệ thống chống sét lan truyền, cần xác định vị trí lắp đặt theo các tiêu chí sau:

Lưu ý khi lắp đặt chống sét lan truyền
Lưu ý khi lắp đặt chống sét lan truyền

1. Tầng cắt sét sơ cấp

Tầng này sẽ bảo vệ toàn bộ các thiết bị cơ trong nhà. Cần phải lắp đặt tầng cắt sét sơ cấp tại ngõ đầu vào cho công trình lớn. Khi bị sét trực tiếp đánh vào, các thiết bị tầng này đóng vai trò quan trọng nhất. Nó có khả năng cắt sét lớn nhất, khả năng cắt sét đạt yêu cầu khi hơn hoặc bằng 100 kA.

2. Tầng cắt sét thứ cấp

Tầng cắt sét thứ cấp có thể làm giảm điện áp dư. Tầng này được áp dụng để chọn lựa thiết bị ở các nhánh tủ phân phối. Tầng cắt sét thứ cấp có chức năng bảo vệ thiết bị mạch nhánh khỏi các xung đột biến. Các xung đột biến này sinh ra từ nội bộ mạch chính do các thiết bị trong mạch bao gồm: thiết bị đóng cắt, gây nhiễu xung. Gây nhiễm xung thường chiếm 70–80% mức độ gây hại cho thiết bị điện, điện tử nhạy cảm.

3. Mạch thiết bị điện gây nhiễu

Mạch thiết bị điện gây nhiễu dùng để tránh trường hợp nhiễu điện cấp ngược trở lại. Nó làm cho các thiết bị ở mạch khác bị hỏng hóc. Mạch thiết bị điện gây nhiễu để bảo vệ biến tần và thiết bị điện công nghiệp.

4. Điện áp dư của thiết bị chống sét

Sau khi đã chịu xung sét và xung đột biến thì đây là điện áp còn lại. Điện áp dư càng nhỏ, càng tốt.

5. Vị trí của thiết bị điện tử

Cần đặt các thiết bị nhạy cảm ở vị trí cách xa thiết bị chống sét tối thiểu 9m. Với công trình đòi hỏi chống sét cao, nên lắp thêm thiết bị chống sét lan truyền bổ sung để bảo vệ các ngõ vào điểm sử dụng.

Ứng dụng của thiết bị chống sét lan truyền

Sau khi đã tìm hiểu chống sét lan truyền là gì, quý khách hãy cùng SG Việt Nam điểm qua những ứng dụng của chúng trong hệ thống điện ngay dưới đây.

1. Bảo vệ hệ thống điện nhà ở

Để bảo vệ mái ấm gia đình, việc sử dụng thiết bị chống sét cho hệ thống điện trong nhà, nhất là vào mùa mưa bão là điều hoàn toàn cần thiết. Đây được xem là một trong những ứng dụng nổi bật của thiết bị chống sét lan truyền, giúp đảm bảo an toàn về tính mạng cho người và tài sản.

Quý khách có thể sử dụng thiết bị chống sét để đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống điện gia đình. Quý khách nên chọn sản phẩm chống sét riêng cho mỗi thiết bị điện công nghiệp trong nhà như: cửa cuốn, laptop, tivi, điện thoại,… Khi sử dụng càng nhiều thiết bị điện thì sản phẩm chống sét càng cần được trang bị một cách tốt nhất.

2. Bảo vệ hệ thống đường truyền tín hiệu

Thiết bị có khả năng lọc và làm tiêu hao xung sét hiệu quả. Nhờ vậy, chúng được sử dụng trong hệ thống các dây điện hoặc ăng-ten với cơ chế bảo vệ cho đường truyền được hoạt động liên tục, nhất là vào những ngày giông bão.

Theo nhận định của chuyên gia, hệ thống đường truyền tín hiệu là một trong những mục tiêu của dòng sét. Cụ thể, có đến 75% các đường truyền tín hiệu bị hỏng do sét đánh. Thiết bị chống sét lúc này có tác dụng ngăn chặn triệt để những tai nạn như thế xảy ra.

3. Ứng dụng rộng rãi trong nhà ở hay toà nhà cao tầng

Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện được sử dụng trong tòa nhà có chiều cao vượt trội để ngăn chặn các tai nạn xảy ra. Trên nóc tòa nhà, khi có giông, thiết bị sẽ cắt xung sét và chống nhiễu hiệu quả để đảm bảo an toàn cho con người cũng như công trình.

Bên cạnh đó, đặc thù của nhà xưởng và khu công nghiệp có nhiều trang thiết bị máy móc với chi phí đầu tư cao. Việc bảo vệ thiết bị này khỏi dòng sét là điều hoàn toàn cần thiết. Bài toán kinh tế đặt ra ở đây không quá khó khăn để lý giải, khi mà việc đầu tư thiết bị chống sét chỉ với 1/10 chi phí máy móc hiện đại, phải không nào?

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

1/5 - (1 bình chọn)