Van gió một chiều là thiết bị bảo vệ đường ống dẫn vận hành ổn định. Với nhiệm vụ cho phép luồng gió đi qua theo một chiều nhất định và ngăn cản chiều ngược lại. Khi lắp đặt van gió một chiều, có thể lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Nhưng để đảm bảo van vận hành ổn định, an toàn và đạt hiệu quả như ý muốn cần phải lắp đặt đúng cách.
Ở bài trước chúng tôi đã giới thiệu cách lắp đặt van gió điều chỉnh lưu lượng phổ biến nhất thị trường. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết về hướng dẫn lắp đặt van gió một chiều đúng cách, mời các bạn tham khảo!
Van gió một chiều là gì ?
Van gió là một thành phẩm van gió thông dụng. Giúp điều khiển luồng gió cố định khu vực trong hệ thống thông gió. Nhằm giúp cho hệ thống thông gió có thể thực hiện được chức năng của mình một cách chính xác và hiệu quả.
Đồng thời nó cũng là thiết bị bảo vệ đường ống dẫn. Cho phép dòng chất lỏng – khí đi qua chỉ theo 1 hướng nhất định. Đồng thời ngăn cản dòng theo hướng ngược lại. Van một chiều được sử dụng để bảo vệ các thiết bị của mạch thủy lực.
Ví dụ như ống dẫn, máy bơm, bình chứa,… Ngoài ra van một chiều còn có tác dụng ngăn ngừa sự mất mát chất lỏng – khí khi có sự cố rò rỉ, hỏng hóc ống dẫn.
Các bộ phận chính của van bao gồm: phần tử trượt – dạng trượt( cửa xoay – dạng cửa xoay), mặt đế đỡ, phần tử trợ lực( lò xo,then, …).
Về nguyên lý lắp đặt: Van một chiều dạng trượt được lắp trên đoạn ống dẫn nằm ngang. Van một chiều dạng cửa có thể lắp trên đoạn ống dẫn nằm ngang hoặc thẳng đứng.
Van một chiều có ứng dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị thủy lực. Thuộc hệ thống kỹ thuật nước, nhiệt, hơi, hệ thống thông gió, chữa cháy, điều hòa không khí,…
Tại sao phải lắp đặt van gió một chiều?
Trong quá trình hoạt động bình thường của hệ thống thông gió thoát khí, không khí di chuyển từ phòng ra đường. Các lỗ thoát khí được đặt trong các phòng “bẩn hoặc ẩm ướt” – phòng tắm, nhà bếp. Nhiệm vụ của bộ phận này của hệ thống thông gió là đưa mùi hôi và hơi ẩm thừa ra ngoài đường. Nhưng đôi khi một tình huống phát sinh khi không khí đi qua hệ thống thông gió theo hướng ngược lại – nó đi vào cơ sở. Thời điểm này được gọi là lật ngược lực đẩy và họ cố gắng chống lại hiện tượng này.
Những công dụng tuyệt vời của van gió 1 chiều
Van gió 1 chiều là thiết kế nổi bật trong hệ thống thông gió, bởi các công dụng nổi bật mà nó mang đến sau:
+ Van gió hoạt động theo cơ chế tự động, không có sự can thiệp của điều khiển bị động.
+ Van gió 1 chiều tự đóng lại để hạn chế những rủi ro không may khi không có lưu lượng gió thổi. Quá trình này diễn ra nhanh chóng nên vị trí của van gió lại càng quan trọng hơn.
+ Thiết bị van gió 1 chiều được sử dụng chủ yếu để ngăn chặn sự thổi ngược của các luồng gió trong hệ thống ống dẫn gió.
+ Chi phí lắp đặt van gió tròn 1 chiều rẻ hơn nhiều so với lắp đặt van gió tay gạt, lắp đặt cửa gió kèm van gió VCD, lắp đặt cửa gió kèm van OBD,…. Phù hợp với nhiều công trình khác nhau, đáp ứng với nhu cầu sử dụng của nhiều khách hàng.
+ Một tác dụng tuyệt vời của van gió nữa đó giúp điều chỉnh lưu lượng gió bên trong hệ thống thông gió, giúp môi trường bên trong được lưu thông thoáng và cấp gió liên tục.
Nguyên lý hoạt động van gió một chiều
Van gió hoạt động theo cơ chế tự động, chứ không có sự can thiệp liên quan đến thiết bị điều khiển. Khi không có lưu lượng gió thổi, cửa xoay của van dưới tác dụng của trọng lượng chính nó hoặc lực lò xo được giữ chặt. Nên van sẽ tự động đóng lại nhằm hạn chế những rủi ro không may xảy đến.
Khi xuất hiện luồng gió chạy đến van. Cửa xoay dưới tác động của năng lượng dòng chảy bị đẩy ra khỏi vị trí đóng và cho phép dòng chảy đi qua van. Tại thời điểm vận tốc của luồng gió bằng không. Cửa xoay quay về vị trí đóng và ngăn cản dòng chảy về hướng cửa vào cửa van. Quá trình này diễn ra một cách rất nhanh chóng và kịp thời. Chính vì thế nên vị trí của van gió trong hệ thống thông gió lại càng quan trọng.
Hướng dẫn lắp đặt van gió một chiều
Quy trình lắp đặt van gió một chiều rất quan trong. Tham khao ngay các bước hướng dẫn lắp đặt van gió một chiều chuẩn mọi quy trình dưới đây
Bước 1: Kiểm tra van
Trước hết, cần kiểm tra, đo đạc xem kích cỡ của van gió một chiều có phù hợp với kích thước của hệ thống đường ống cần lắp đặt. Vật liệu chế tạo van có đáp ứng được môi trường sử dụng và kiểu kết nối của van có tương thích, thuận tiện với vị trí cần lắp đặt không? Tốc độ thông gió có phù hợp với khả năng đóng mở, vận hành của van không?
Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt van
Tiếp theo, tiến hành xác định vị trí lắp đặt van gió một chiều trên hệ thống đường ống bằng cách quan sát chiều mũi tên chỉ hướng của gió trong van. Nếu mũi tên nằm ngang thì lắp van theo phương ngang, còn nếu mũi tên hướng lên thì lắp van theo chiều thẳng đứng. Sau khi đã xác định chính xác vị trí cùng hướng lắp đặt thì dùng dụng cụ tiến hành.
Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ van gió và vị trí lắp đặt van gió
Tiến hành quan sát bên trong, bên ngoài đường ống và các bộ phận của van rồi vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo không có rác thải, bụi bẩn mắc kẹt bên trong. Bởi lẽ chỉ cần có bụi bẩn còn mắc kẹt thì đĩa van sẽ không thể đóng mở, từ đó ảnh hưởng đến quá trình vận hành của hệ thống
Bước 4: Lắp van gió một chiều
Cuối cùng, tiến hành gắn van gió một chiều vào vị trí.
Bước 5: Kiểm tra lại van
Tiến hành chạy thử nghiệm van gió để kiểm tra xem đã lắp đặt đúng cách chưa. Nếu van gió hoạt động ổn định, chỉ cho phép gió theo 1 hướng nhất định, không bị tắc nghẽn hoặc dừng lại thì bạn đã lắp đặt thành công có thể đưa vào vận hành. Còn nếu nhận thấy có bất kỳ một vấn đê nào khác thì phải nhanh chóng ngắt để kiểm tra và xử lý.
Các vị trí lắp đặt van gió một chiều
Nếu hệ thống thông gió được tạo ra mà không sử dụng quạt và máy hút mùi có động cơ, nó được gọi là tự nhiên. Để mọi thứ hoạt động, các van được lắp đặt ngay ở đầu ra của các kênh để đóng lực đẩy ngược lại. Để duy trì sự lưu thông bình thường, không nên sử dụng lưới làm tắc van. Tùy chọn này có vẻ tốt hơn, nhưng hệ thống thông gió bị ảnh hưởng đồng thời. Rất có thể, nó chỉ đơn giản là sẽ không hoạt động với một lực kéo nhỏ.
Nếu bạn vẫn muốn cài đặt hướng thông gió trang trí ở phía trước van. Bạn sẽ phải chịu sự suy giảm của hệ thống thông gió. Chỉ việc lắp đặt một cái van có đường kính lớn hơn so với tính toán mới có thể giúp ích. Trong trường hợp này, quá trình trao đổi không khí sẽ không bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp thông gió cưỡng bức, van một chiều có thể được đặt trước hoặc sau quạt. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào loại hệ thống và quạt. Vì các mẫu quạt được lắp đặt trong hệ thống tư nhân hiếm khi được sử dụng. Nên thường bộ điều tiết được đặt sau quạt trong đường ống. Bao xa không quan trọng. Tiêu chí chính để chọn vị trí lắp đặt là dễ bảo trì. Bởi vì, van điều tiết sẽ phải được làm sạch và kiểm tra định kỳ.
Thông tin liên hệ Công ty cổ phần Đầu Tư P69
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02422121212 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA