Thiết kế lắp đặt tủ điện hạ thế đúng chuẩn kỹ thuật 100%

Việc thiết kế, lắp đặt tủ điện hạ thế đúng chuẩn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn chất lượng, góp phần vào sự ổn định và an toàn của hệ thống điện, máy móc. Tủ điện điện hạ có vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống điện hoặc hệ thống máy móc trong nhà máy. Tiêu chuẩn thiết kế tủ điện hạ thế là gì? Cách lắp đặt tủ điện hạ thế như thế nào cho đúng kỹ thuật? Cùng tìm hiểu chi tiết nhất trong bài viết dưới đây của Công ty P69 nhé!

Tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt tủ điện hạ thế

Tủ điện hạ thế được lắp đặt và thi công một cách rất cẩn thận và khoa học đảm bảo cho khách hàng khi sử dụng. Nguồn điện từ các nhà máy phát điện phân bố đến các vùng tiêu thụ điện như: thành phố, các khu công nghiệp…

Tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt tủ điện hạ thế 
Tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt tủ điện hạ thế

Trên các đường dây cao thế hay trung thế, nhưng để sử dụng được thì phải qua các trạm hạ thế để biến thành nguồn chuẩn (1 pha 220VAC, 3 pha 380VAC, tần số 50Hz). Đặt ngay sau các trạm hạ thế là các tủ điện phân phối hạ thế có chức năng chính là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải.

– TCVN 4255:2008, IEC 60529:2001: tiêu chuẩn về cấp bảo vệ của vỏ tủ.

– TCVN 799-1:2009, IEC 60439-1:2004: tiêu chuẩn tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp.

– IEC 144: mức bảo vệ của tủ hạ thế, các cơ cấu đóng cắt và điều khiển.

– IEC 529: mức bảo vệ tủ hạ thế (ký hiệu mã IP).

– IEC 185: máy biến dòng.

– IEC 439-1: lắp ráp cơ cấu đóng ngắt và điều khiển hạ áp – Phần 1 thí nghiệm mẫu (Type tests) và thử nghiệm lắp ráp từng phần.

– IEC 947-2: cơ cấu đóng ngắt và điều khiển hạ áp – Phần 2 áptômát.

– IEC 521: Công tơ điện hữu công cấp chính xác 2.

– IEC 145: Công tơ điện vô công cấp chính xác 2.

Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng tủ điện hạ thế

Tủ điện hạ thế hoạt động xuyên suốt và cần đảm bảo về độ bền, tuân thủ tiêu chuẩn lắp đặt nghiêm ngặt. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi lắp đặt tủ điện hạ thế:

Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng tủ điện hạ thế
Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng tủ điện hạ thế

– Kiểm tra và loại bỏ những vật cản gây ảnh hưởng tới khả năng vận hành tủ

– Hút bụi và vệ sinh sạch sẽ toàn bộ tủ và kiểm tra khả năng cách điện của mạch điều khiển

– Vận hành kiểm tra xem mạch điện khi chưa bật MCCB cấp nguồn

– Cấp điện và thử vận hành với nhiều thao tác khác nhau.

– Kiểm tra cách điện toàn bộ, nếu mạch tiếp địa là kiểu TNC thì phải tháo cực nối đất trước khi đo

– Đo cách điện với thiết bị đo chuyên dụng

– Điện cách trở đo được phải đạt ít hất 1000 ohms/V

– Tiến hành lắp cánh, thân và hoàn thiện vỏ tủ

– Gác lại các thiết bị: khởi động từ, aptomat, đồng hồ, đèn báo, chuyển mạch

– Nối tủ điện theo sơ đồ thiết kế. Các mạch điện được đấu nối chi tiết. Đường dây đi trong máng phải gọn gàng, tránh bị rối.

– Kiểm tra và test nguội trước khi cho điện vào máy thử.

– Hoàn thiện nhãn mác, đóng gói và tiến hành xuất xưởng.

Nắm rõ được những tiêu chuẩn khi lắp đặt tủ điện sẽ giúp bạn vận hành tủ một cách dễ dàng, ít khi gặp sự cố và đem lại hiệu quả cao cho công trình.

Vai trò của tủ điện hạ thế của việc thiết kế lắp đặt tủ điện hạ

– Tủ điện hạ thế thường được lắp đặt ở nhà dân dụng, trung tâm thương mại, siêu thị, chung cư, trạm biến áp,.. nên là một phần không thể thiếu trong công trình dân dụng hay công nghiệp.

– Tủ điện hạ thế có tác dụng bảo vệ thiết bị đầu nguồn, điều khiển phân phối điện cho toàn bộ công trình, giúp bảo vệ an toàn cho người dùng và toàn bộ hệ thống điện hoạt động tốt.

– Ứng dụng lắp đặt trong các công trình có nhu cầu sử dụng điện lớn, hệ thống điện phức tạp cho các công trình lớn, với tác dụng như:

  • Tủ điện công nghiệp giúp chia nguồn điện thành các mạch điện riêng biệt các mạch đều có thiết bị chuyển mạch hoặc cầu chì, đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống điện.
  • Bảo vệ thiết bị không bị tác động từ bên ngoài môi trường như mưa, bụi, côn trùng,..và an toàn cho tính mạng của chúng ta khỏi nguy hiểm điện giật.
  • Đảm bảo hệ thống vận hành liên tục, không bị gián đoạn khi hệ thống điện lưới có trục trặc, và duy trì cung cấp điện thường xuyên và chuyển nguồn cung cấp điện nhanh chóng.
  • Có tác dụng giúp công suất của nhà máy, trạm bơm, hệ thống chiếu sáng, xưởng sản xuất,.. hoạt động ổn định.

Ứng dụng thực tế của tủ điện hạ thế

Tùy thuộc vào loại tủ điện công nghiệp thì sẽ có ứn dụng khác nhau như:

  • Ứng dụng của tụ điện phân phối: Sử dụng cho hệ thống điện hạ thế trong lắp đặt phòng kỹ thuật điện tại các công trình, nhà máy, trung tâm thương mại, xưởng sản xuất,…
  • Ứng dụng của tủ điều khiển trung tâm: Ứng dụng khởi động, quản lý động cơ, máy móc, điều chỉnh tốc độ và nhiều chức năng khác của động cơ điện, bảo vệ hệ thống và điều khiển các thiết bị điện cơ, máy bơm cho khu công nghiệp, nhà máy, trạm bơm nước,..
  • Ứng dụng của tủ chuyển mạch: Ứng dụng sử dụng nơi hay xảy ra sự cố mất điện mà không được phép mất điện như sân bay, bệnh viện, dây chuyền sản xuất,..
  • Ứng dụng của tủ điện phòng cháy chữa cháy: ứng dụng lắp đặt cho các công trình lớn như: karaoke, trung tâm thương mại, chợ, chung cư, biệt thự, nhà cao tầng cơ quan, nhà hàng.
  • Ứng dụng của tủ điện chiếu sáng: Ứng dụng cho hệ thống chiếu sáng trên vườn hoa, công viên,… cài đặt ở chế độ chiếu sáng theo giờ. Ngoài ra, với tủ điện hiện đại có tích hợp cảm ứng ánh sáng để mở đèn chiếu sáng khi trời tối.
  • Các ứng dụng khác: Ngoài ra, tủ điện công nghiệp còn sử dụng cho cho máy nghiền, máy cắt, quạt điện, máy bơm, đài phun nước, quạt thông gió, quạt hút khói sử dụng trong các văn phòng, nhà máy, khu công nghiệp…

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

5/5 - (1 bình chọn)