Hướng dẫn thi công điện âm tường đúng kỹ thuật an toàn 100%

Hiện nay, ở hầu hết các công trình xây dựng việc thi công điện âm tường là biện pháp được dùng phổ biến. Nếu trước kia, dây điện được chạy lộ bên ngoài bờ tường, gây mất mỹ quan & vô cùng nguy hiểm. Thì nay, dây điện đã được thi công âm tường để bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Vậy điện âm tường là gì ? Có những lưu gì khi thi công ? Cách thi công điện âm tường đúng chuẩn như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của công ty P69. Mời bạn tham khảo!

Điện âm tường là gì?

Điện âm tường là hệ thống điện được lắp đặt ở phía bên trong tường hoặc dưới đất. Cách lắp đặt này sẽ giúp cho dây điện không bị lộ ra bên ngoài, giúp tạo độ thẩm mỹ, đảm bảo an toàn và tạo sự thuận tiện cho cuộc sống trong gia đình.

Điện âm tường trong các tòa văn phòng
Điện âm tường trong các tòa văn phòng

Ưu và nhược điểm của thi công điện âm tường

Hiện nay, để lắp đặt hệ thống điện trong nhà thường có 2 cách là đi dây điện nổi và đi dây điện âm tường. Mỗi cách làm đều có điểm nổi bật riêng. Tuy nhiên, đa số người dùng sẽ chọn đi dây điện âm tường là chủ yếu.

1. Ưu điểm của thi công điện âm tường

  • Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
  • Đảm bảo an toàn hơn so với việc đi dây điện nổi.
  • Bảo vệ tốt hệ thống dây điện, tránh các yếu tố tác động làm hư hỏng

2. Nhược điểm của thi công điện âm tường

  • Đi dây điện âm tường có thiết kế và lắp đặt khá phức tạp.
  • Chi phí để thực hiện cao.
  • Khi xảy ra hư hỏng thì việc sửa chữa sẽ khó khăn hơn.

Hướng dẫn thi công điện âm tường đúng kỹ thuật an toàn 100%

Để giúp việc thi công điện âm tường hiệu quả, bạn cần áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật. Trong bài viết dưới đây công ty P69 sẽ hướng dẫn bạn thi công điện âm tường chuẩn kỹ thuật như sau:

Bước 1: Xác định vị trí các thiết bị trong nhà

Bước đầu tiên, bạn hãy xác định vị trí của các thiết bị trong nhà như: Bóng đèn, quạt, tủ lạnh, điều hòa,… để từ đó, xác định được vị trí của dây điện đi đến các thiết bị này một cách hiệu quả.

Xác định vị trí các thiết bị trong nhà
Xác định vị trí các thiết bị trong nhà

Bước 2: Lên sơ đồ đi dây điện âm tường

Sau khi đã xác định xong, bạn hãy lên sơ đồ đi dây điện sao cho đường đi phải tối ưu nhất, tránh mất thêm nhiều chi phí và bị nhầm lẫn khi đang thi công. Bạn cũng nên lưu lại bản vẽ để thuận tiện cho việc sửa chữa sau này nếu không may gặp sự cố.

Bước 3: Tạo rãnh tường

Dựa vào sơ đồ vẽ, bạn có thể dùng bút hoặc phấn để vẽ các đường đi lên tường cho dễ quan sát. Tiếp đến, khi bắt đầu cắt tường để tạo, bạn hãy dùng các loại máy chuyên dụng để cắt theo các đường vẽ có sẵn.

Bước 4: Đi đường ống luồn dây điện

Sau khi đã tạo rãnh cho tường, bạn hãy cho đường ống vào đường rãnh và cố định nó lại bằng dây kẽm hoặc kẹp giữ ống. Bạn nên chọn mua ống tại những nơi uy tín để tránh hàng kém chất lượng, nhanh bị hư hỏng.

Bước 5: Luồn dây điện âm tường

Bạn có thể thực hiện bước này trước hoặc sau khi đi đường ống. Tuy nhiên, bạn nên luồn dây trước để tránh trường hợp gặp phải vật cản, phải đục lại tường làm mất thời gian.

Bước 6: Hoàn thiện thi công

Sau khi hoàn thành các công đoạn trên, bạn hãy dùng hồ để trám vào các rãnh đường đi của dây điện.

Lưu ý khi chọn dây điện để đi âm tường an toàn khi sử dụng

Để cách đi dây điện âm tường chi tiết và an toàn, điều quan trọng vẫn là cách chọn dây điện để đi. Vậy bạn nên chọn dây như thế nào để sử dụng.

Đầu tiên đó là bạn nên chọn dây không bị gãy, nứt vỏ hay biến màu khi bẻ gập. Nếu không khi đưa vào bên trong tường sẽ gặp khó khăn trong quá trình sử dụng, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn của bạn cũng như các thành viên trong gia đình.

Thứ hai bạn nên thử dây điện bằng cách đốt phần vỏ bên ngoài. Nếu dây điện cháy sun lại thì nên sử dụng, không sử dụng những loại dây cháy lan ra. Như vậy trong trường hợp dây điện bị cháy sẽ không ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Thứ ba đó là ruột dây đồng bên trong xoắn chặt chẽ, sáng bóng và không bỏ khi gãy. Như vậy dây mới đảm bảo chất lượng cũng như truyền tải điện tốt trong quá trình sử dụng. Đồng thời bạn nên kiểm tra số lượng dây đồng trong lõi có ghi đúng với số lượng được in bên ngoài vỏ dây điện hay không.

Chọn dây đảm bảo các yếu tố trên sẽ giúp bạn an tâm khi lắp đặt, giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng, tiết kiệm chi phí cho gia đình bạn khi thiết kế nhà.

Các loại dây điện phù hợp thi công điện âm tường hiện nay

Hiện nay hầu hết trong các dự án thi công nhà mới thì sử dụng rất nhiều loại dây điện âm đặt tường, âm trần. Nhưng chung quy lại có 4 loại dây điện đi âm tường – âm trần phổ biến là :

Các loại dây điện đi âm tường – âm trần phổ biến

  • Dây điện thoại
  • Dây điện các loại
  • Dây cáp tivi
  • Dây cáp mạng ADSL và mạng nội bộ

Với mỗi mục địch, sẽ có cách chọn loại dây điện phù hợp.

Những lưu ý khi thi công điện âm tường

Những lưu ý khi thi công điện âm tường
Những lưu ý khi thi công điện âm tường

Dưới đây là một số lưu ý khi đi dây điện âm tường:

  • Không nên tự ý lắp đặt nếu bạn không có kinh nghiệm chuyên môn về mạch điện.
  • Không lắp chung nhiều đường dây vào cùng 1 khu vực để tránh việc chập hay bị nhiễu điện.
  • Ống bảo vệ cần phải làm bằng chất liệu tốt, có khả năng chống thấm nước, chống cháy,…
  • Không nên cắt tường quá sâu sẽ làm giảm độ vững chắc của tường nhà.
  • Không đi dây điện ở những nơi ẩm ướt.
  • Tính toán phần dây dự trữ hợp lý để đề phòng nếu xảy ra các sự cố cần khắc phục.

Cách khắc phục sự cố của dây điện âm tường

Khi thi công điện cũng như sử dụng điện âm tường việc rỏ rỉ và chập cháy điện là những điều không ai muốn xảy ra. Để phòng tránh những sự cố này, hãy cùng công ty P69 tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục sự cố của dây điện âm tường dưới đây:

1. Nguyên nhân đường dây điện âm tường bị rò r

Nhiều người vẫn nghĩ khi đi dây điện âm tường sẽ tuyệt đối an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp do tác động bên ngoài sẽ giảm độ bền của dây và gây rò rỉ khi sử dụng. Thông thường sẽ xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Có thể do ống gen bao bọc đường dây điện âm tường bị hỏng, thấm nước nên ảnh hưởng đến dây điện bên trong.

Thứ hai đó là do ổ cắm điện đều ở vị trí quá thấp, gần chân tường nên dễ bị ẩm khi gặp mưa lớn hoặc nhà bị ngập. Đó là lý do tại sao khi đặt ổ cắm điện, bạn nên tính toán khoảng cách phù hợp để lắp đặt nhé.

Thứ ba đó là do tường bị thấm và ẩm ướt, nồm ẩm sẽ khiến vỏ bọc đường dây điện đi ngầm, nhất là đường điện đã sử dụng lâu năm không được thay sẽ dẫn đến tình trạng rò rỉ điện.

2. Cách khắc phục đường dây điện âm tường bị rò rỉ

Đầu tiên nên kiểm tra bằng bút thử điện lên chỗ tường có đi dây điện ngầm, nếu bút đỏ ở đâu thì đánh dấu lại và ngắt nguồn điện tại chỗ đó. Bạn dùng máy sấy tóc sấy khô tường, sau đó sử dụng các phương pháp chống ẩm cho tường.

Ở vị trí nào đó của đường dây điện ngầm trong nhà bạn bị cháy, hỏng, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện trong nhà, bạn có thể chọn cách chạy đường dây điện nổi (tuy nhiên tính thẩm mỹ không đẹp vì đường dây điện chạy khắp nhà bạn) hoặc cách 2 là dóc tường ra chạy lại đường dây điện ngầm (cách này thì hơi tốn kém).

Để hạn chế tình trạng này, ngay từ khi đi dây điện âm tường, bạn nên chọn những loại dây có 2 lớp cách điện. Trong cùng là ruột dẫn điện nhiều sợi đồng, lớp giữa chống rò rỉ điện và lớp ngoài có tác dụng cách điện tường với dây điện.

Tiếp theo là đảm bảo lắp đúng quy trình cho đường dây điện đi ngầm, đường dây cần phải được đặt trong ống nhựa bảo vệ, các ống này phải đảm bảo cứng, chịu lực và thấm nước tốt.

Nên lắp đặt riêng cầu dao hoặc thiết bị ngắt/mở điện cho từng tầng hoặc từng vị trí để bảo vệ các thiết bị điện và khi cần phải thay, lắp hay sửa chữa sẽ dễ thao tác ngắt điện cục bộ từng khu vực. Lắp đặt thêm cầu dao chống rò (ELCB) sau cầu dao tự động (MCB) trong hệ thống điện. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vừa bảo vệ quá tải, vừa ngắt điện khi phát hiện dòng rò.

3. Hiện tượng chập cháy điện trong tường

Với trường hợp chập cháy dây điện thông thường sẽ do các nguyên nhân sau:

Đầu tiên đó là do dùng điện quá tải. Đây là hiện tượng dòng điện của các phụ tải tiêu thụ lớn quá so với dòng điện định mức của dây dẫn, các thiết bị đóng cắt hoặc nguồn cấp.

Nguyên nhân thứ hai là do chập mạch. Các pha chập vào nhau, hoặc dây pha chạm đất làm điện trở dây dẫn giảm, cường độ dòng điện tăng lớn đột ngột dẫn tới cháy cách điện dây dẫn, phát sinh tia lửa điện gây cháy thiết bị điện.

Thứ ba là do đầu nối dây dẫn không tốt làm điện trở dây dẫn tăng lên làm cho điểm nối nóng đỏ gây cháy dây dẫn và các vật cháy liền kề. Khi mối nối lỏng, hở sẽ có hiện tượng tia lửa điện, được phóng qua không khí (móc nối dây dẫn, đóng mở cầu dao, công tắc điện).

4. Cách khắc phục chập cháy điện trong tường

Để khắc phục tình trạng chập cháy điện trong tường này, đầu tiên bạn nên sử dụng máy dò điện âm tường được thiết kế chuyên dụng để phát hiện và kiểm tra vị trí nào đang bị chập cháy.

Sau khi xác định được vị trí, bạn ngắt hết nguồn điện để tiến hành sửa chữa. Nếu chỉ đơn giản là chập cháy ổ cắm thì có thể thay ổ mới. Nhưng nếu đó là chập cháy dây điện bên trong tường, bạn phải tiến hành đục tường để đấu nối dây hoặc thay dây khi cần.

Khi xảy ra chập cháy điện do các mối nối lỏng vậy nên các mối nối phải đấu cẩn thận và có băng dính bằng cách bọc băng dính điện bên ngoài, không nên kéo căng và để các vật nặng lên đường dây.

Tốt nhất bạn nên giảm thiểu việc sử dụng các thiết bị điện không cần thiết. Sử dụng cầu dao điện, aptomat tự động ngắt điện khi có điện chập xảy ra để phòng ngừa tối đa việc chập cháy hệ thống điện.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02437688156 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

Rate this post