Quy trình bảo trì máy biến áp an toàn đúng chuẩn kỹ thuật

Ngày nay, nhiều máy biến áp của các nhà máy, đơn vị, xí nghiệp do một phần các đơn vị không chăm lo cho máy biến áp của mình dẫn đến tình trạng cháy nổ. Việc không để ý lưu lượng dầu trong máy, hay dầu bị rò rỉ làm lượng dầu trong máy bị hao hụt thường hay gây cháy nổ cho máy biến áp. Nếu máy bạn bị hư, hỏng, cháy nổ thì sẽ mất khá nhiều thời gian để sữa chữa. Vì thế việc bảo trì, bảo dưỡng máy biến áp là điều rất quan trọng. Nên bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên sẽ máy hoạt động tốt hơn. Hôm nay, công ty P69 sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình bảo trì máy biến áp an toàn đúng chuẩn kỹ thuật.

Quy trình kiểm tra bảo dưỡng máy biến thế

Mỗi một thiết bị điện sau một thời gian dài sử dụng đều cần bảo dưỡng và sửa chữa, và máy biến áp cũng không phải là một thiết bị ngoại lệ. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình bảo dưỡng máy biến áp nhé.

Quy trình kiểm tra bảo dưỡng máy biến thế
Quy trình kiểm tra bảo dưỡng máy biến thế

1. Đối với máy biến áp dầu

  • Khảo sát tổng quan, phân tích đánh giá tình trạng hoạt động của máy biến thế
  • Thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp tổng thể máy biến thế
  • Thử nghiệm mẫu dầu định kỳ
  • Thêm dầu đúng chủng loại dầu máy biến áp khi máy bị hụt dầu trong quá trình vận hành
  • Vệ sinh và siết lực lại các đầu cosse, mối nối cáp phía cao áp và hạ áp
  • Kiểm tra giá trị cách điện của máy biến thế ở các thành phần: cao áp – vỏ, cao áp – hạ áp và hạ áp – vỏ
  • Vệ sinh vỏ và sứ, kiểm tra cable ở đầu nhất thứ, nhị thứ
  • Kiểm tra nhiệt độ dầu máy biến thế, kiểm tra hoạt động của bộ điều khiển
  • Tư vấn, gia cố mặt bằng trạm cho phù hợp với sự vận hành ổn định máy biến thế
  • Kiểm tra bộ nguồn AC (xoay chiều), DC (một chiều) vệ sinh tủ điều khiển, các bo mạch của bộ chuyển nấc

2. Đối với máy biến áp khô

  • Khảo sát tổng quan, phân tích, đánh giá tình trạng hoạt động của máy biến thế
  • Kiểm tra phần cáp phía cao áp, hạ áp và lõi từ máy biến thế xem có hiện tượng cháy, nám không để đưa ra phương pháp bảo trì phù hợp
  • Thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp tổng thể máy biến thế
  • Vệ sinh phần cao áp, hạ áp, lõi từ, quạt làm mát
  • Siết lực lại toàn bộ đầu dây phía cao áp và hạ áp của máy biến thế
  • Kiểm tra nhiệt độ vận hành của máy

3. Đối với biến thế có điện áp

Vì lí do an toàn nên hạn chế việc bảo dưỡng máy biến thế đang vận hành. Khi đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn, việc bảo dưỡng máy biến thế đang hoạt động được thực hiện theo các bước sau:

  • Kiểm tra các nứt vỡ ở sứ cách điện, phụ kiện …

  • Kiểm tra trụ chứa hạt hút ẩm (chỉ với máy biến áp ngâm dầu)

  • Dùng camera nhiệt kiểm tra nhiệt độ đầu cáp, sứ …

  • Lấy mẫu dầu (Chỉ với máy biến áp ngâm dầu)

4. Không có điện áp

Trước khi bảo dưỡng máy biến thế phải được ngắt ra khỏi mạch điện và nối đất. Khi máy cắt và dao cách ly đã ngắt, phải khóa lại tại vị trí ngắt để tránh việc vô tình đóng lại khi đang bảo dưỡng.

Các bước kiểm tra:

  • Kiểm tra gioăng sứ cách điện và đầu cốt. Nếu gioăng bị lỏng thì vặn chặt lại, nếu gioăng mất độ đàn hồi thì thay cái mới (gioăng mất độ đàn hồi sau thời gian dùng do nhiệt độ cao ngoài trời hoặc thoái hoá)
  • Kiểm tra gioăng che ngoài, van, gioăng che bộ chuyển nấc. Nếu bị lỏng thì vặn chặt lại.
  • Kiểm tra mối hàn. Nếu mối hàn rò rỉ thì hàn lại. (Lưu ý: Chỉ thợ hàn tay nghề cao và tuân thủ quy trình hàn mới được hàn mối hàn máy biến thế)
  • Vệ sinh sứ cách điện (dùng hoá chất như methylated spirit)
  • Vệ sinh kính trên rơ le, nhiệt kế, báo mức dầu
  • Kiểm tra và thử các chức năng
  • Vặn bộ điều áp đến tất cả các vị trí, với tất cả bộ điều áp
  • Lấy mẫu dầu từ van xả đáy để kiểm tra
  • Kiểm tra độ khô chất hút ẩm trong trụ hút ẩm
  • Sửa chữa bề mặt
  • Bảo dưỡng dầu và sơn cách điện, kiểm tra cách điện
  • Bảo dưỡng bộ điều áp
  • Việc kiểm tra và bảo dưỡng những phần đang hoạt động còn lại không nên thực hiện trừ khi có dấu hiệu bị hư hỏng

Với máy biến thế khô sẽ thực hiện thêm:

  • Kiểm tra và vệ sinh bằng máy hút bụi
  • Loại bỏ nguyên nhân gây ẩm
  • Vặn chặn các đầu nối

Thời gian tiêu chuẩn để bảo dưỡng máy biến áp

Tùy theo quy định của doanh nghiệp và hoạt động của công trình mà thời gian bảo dưỡng máy biến áp có thể có sự khác nhau:

Thời gian tiêu chuẩn để bảo dưỡng máy biến áp 
Thời gian tiêu chuẩn để bảo dưỡng máy biến áp

1. Mỗi ngày 

Đây là 3 hoạt động bảo dưỡng cho máy biến áp mà nhân sự bảo trì có thể làm hằng ngày:

+ Dầu MOG cho thùng chính và bảo quản, duy trì mức dầu như mức mong muốn

+ Thay silicagel nếu màu chuyển sang hồng

+ Phát hiện rò rỉ, lập tức niêm phong

2. Mỗi tháng 

Khi lên kế hoạch bảo trì máy biến thế hằng tháng, bạn cần:

+ Kiểm tra lượng dầu trong nắm dưới ổng thở silicagel, khi thấy dầu bên trong thấp hơn mức tiêu chuẩn, phải đổ thêm dầu đạt mức chuẩn.

+ Kiểm tra và làm sạch các lỗ thở trong silicagel

3. 6 tháng/ năm 

Khi bảo dưỡng định kỳ 6 tháng thì độ bền điện môi, hàm lượng nước, độ axit, DDA, điểm chớp cháy, điện trở suất, IFT phải được kiểm tra thật kỹ lượng.

Riêng đối với máy biến áp phân phối, máy được phụ tải không qua nặng trong các giờ cao điểm nên có thể sơ lược bỏ qua.

4. Định kỳ 1 lần/ năm 

Vì chỉ kiểm tra 1 lần 1 năm nên các công việc trong quá trình bảo trì máy biến thế tương đối nhiều, có thể kể đến như sau:

  • Kiểm tra các thiết bị làm mát như quạt gió cùng với máy bơm dầu, mạch điều khiển
  • Làm sạch sẽ tất cả ống lót bằng vải bông mềm, để ý có vết rạn nứt trong quá trình bảo dưỡng hay không
  • Kiểm tra tình trạng dầu bằng việc lấy mẫu từ van xả và đo lường độ bền điện môi và độ ẩm
  • Vệ sinh bên trong các hộp điều phối, kiểm tra không gian và lò sưởi chiếu sáng, các đầu nối điều khiển và dây rơ lê có được thắt chặt hay chưa
  • Dùng chất tẩy rửa chuyên dùng cho công tắc điều khiể, rơ le và mạch cùng với hệ thống báo động, bảng điều khiển từ xa
  • Đảm bảo mức dầu trong các túi với chỉ báo nhiệt độ dầu và nhiệt độ quanh co
  • Bảo đảm giá trị điện trở khi kết nối đất và rizer
  • Kiểm tra cơ học rơ le Buchholz

Lưu ý khi kiểm tra máy biến áp

Để quá trình bảo dưỡng máy biến áp được diễn ra nhanh chóng và không có nhiều thiết bị phải sửa chữa, chúng ta nên kiểm tra máy biến áp trước và trong cả khi vận hành.

Dưới đây là một số lưu ý khi kiểm tra, bảo dưỡng máy biến áp trước và trong quá trình vận hành.

Trước khi đưa máy vào vận hành, các nhân viên kỹ thuật phải kiểm tra độ an toàn và chắc chắn của các điểm bắt bulong với đế trụ, kiểm tra trụ đỡ điện máy xem có bị nghiêng, có chắc chắn hay không, phải đảm bảo được rằng trụ đỡ máy biến áp được nối với hệ thống tiếp đất.

Trong quá trình vận hành máy biến áp, nhân viên kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trong bộ điện từ có đủ dùng hay không, dầu có bị đổi màu không, tiếng kêu của máy biến áp có âm thanh lạ hay khác thường nào không hay kiểm tra xem điện áp của lưới có cao quá điện áp cực đại cho phép của máy biến áp hay không.

Máy biến áp là một thiết bị điện quan trọng, sử dụng trong hệ thống lưới điện lớn, chính vì vậy quy trình bảo dưỡng máy biến áp phải được thực hiện theo đúng thời gian quy định, các bước bảo dưỡng cũng phải được diễn ra theo đúng thứ tự để tránh gây sai sót hay xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

5/5 - (1 bình chọn)