Hệ thống BMS là một trong những phần mềm quản lý tòa nhà được các chủ đầu tư, ban quản trị tòa nhà sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy hệ thống BMS là gì? So với các giải pháp khác, hệ thống này có chức năng, cấu trúc, tính năng, ưu điểm vượt trội nào? Hãy cùng công ty P69 khám phá trong bài viết ngay sau đây!
Hệ thống BMS là gì?
BMS là từ viết tắt của “Building Management System” trong tiếng anh, được dịch nghĩa sang tiếng việt là “Hệ thống quản lý tòa nhà”. Và iBMS (Intelligent Building Management System) chính là hệ thống quản lý tòa nhà thông minh. BMS được hiểu là một hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong toà nhà như hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hoà thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy – chữa cháy v.v..
Hệ thống BMS được sử dụng với mục đích đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí vận hành. BMS là hệ thống đồng bộ theo thời gian thực, trực tuyến, đa phương tiện, nhiều người dùng; hệ thống vi xử lý bao gồm các bộ vi xử lý trung tâm với tất cả các phần mềm và phần cứng máy tính, các thiết bị vào và ra, các bộ vi xử lý khu vực, các bộ cảm biến và được điều khiển qua các ma trận điểm.
Cấu trúc của hệ thống BMS
Cấu trúc của hệ thống BMS gồm 4 phần: Phần mềm điều khiển trung tâm, thiết bị cấp quản lý, bộ điều khiển cấp trường, cảm biến và các thiết bị chấp hành.
1. Cấp quản lý – Phần mềm điều khiển trung tâm
Đây là nơi điều khiển cao nhất trong hệ thống quản lý tòa nhà BMS.
Cấp quản lý là nơi chưa phần mềm điều khiển trung tâm, ở đây có thể theo dõi, giám sát, điều hành và ra lệnh cho bất cứ vị trí nào trong toàn bộ hệ thống điều khiển.Ở phần mềm điều khiển trung tâm sẽ thu thập, lưu trữ và xử lý các dữ liệu như lịch sử quá trình sử dụng năng lượng, chi phí vận hành, các cảnh báo và sự cố phát sinh, … Và cấp quản lý sẽ tạo ra các báo cáo phục vụ cho quá trình quản lý một cách hiệu quả nhất.
2. Cấp điều khiển giám sát – Các thiết bị quản lý
Ở cấp điều khiển giám sát là nơi có các thiết bị quản lý (các máy tính), đóng vai trò là một phương thức giao tiếp giữa hệ thống và nhân viên vận hành tòa nhà.
Chức năng chính của bộ phận này trong BMS System là giúp con người cài đặt các ứng dụng, theo dõi, giám sát và cảnh báo các vấn đề bất thường thông qua đồ thị, bảng biểu hay các báo cáo tự động định kỳ, …
3. Cấp điều khiển – Bộ điều khiển cấp trường
Đây là nơi xuất hiện của các bộ điều khiển như DDC, bộ điều khiển lập trình PLC hay bộ điều khiển tự động hóa khả trình – PAC, …
Trong hệ thống BMS tòa nhà, các bộ điều khiển có nhiệm vụ tiếp nhận dữ liệu từ hệ thống các cảm biến đầu vào. Sau đó, các bộ điều khiển sẽ sử dụng thuật toán để xử lý những dữ liệu đầu vào này và chuyển chúng thành lệnh rồi truyền đạt tới các thiết bị thuộc cấp chấp hành ở dưới.
Các bộ điều khiển có thể thay con người xử lý thông tin một cách chính xác trong thời gian cực ngắn. Điều chỉnh thiết bị cấp dươi phù hợp với điều kiện thực tế mà không cần sự can thiệp thực tế từ con người.
4. Cấp chấp hành – Cảm biến và các thiết bị chấp hành.
Ở cấp chấp hành chúng ta có những phần sau:
- Các thiết bị thu thập dữ liệu đầu vào: hệ thống cảm biến, camera, đầu thẻ…
- Các thiết bị vận hành đầu ra: quạt, điều hòa, đèn, còi, chuông, loa, máy bơm, van, động cơ…
Hệ thống sẽ tiếp nhận dữ liệu từ các thiết bị đầu vào, sau đó thì các cấp cao hơn sẽ xử lý thông tin, chuyển đổi dữ liệu thành các lệnh và thay đổi trạng thái hoạt động của các thiết bị đầu ra một cách chính xác.
Nhưng hiện nay các thiết bị đầu ra được thiết kế rất thông minh và có bộ xử lý riêng. Vì vậy nó có thể tự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế mà không cần chờ các cấp cao hơn của hệ thống quản lý tòa nhà BMS.
Hệ thống BMS quản lý gì?
Như định nghĩa được nêu ở phía trên, BMS là hệ thống quản lý tòa nhà và cụ thể hơn BMS quản lý, giám sát và điều khiển các hệ thống sau:
- Trạm phân phối điện năng
- Máy phát điện dự phòng
- Hệ thống cung cấp khí đốt
- Hệ thống điều hòa và thông gió
- Hệ thống chiếu sáng
- Hệ thống thông tin công cộng (âm thanh, màn hình, thông tin liên lạc,..)
- Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt
- Hệ thống báo cháy, báo khói và chữa cháy
- Hệ thống thang máy
- Hệ thống an ninh
- Hệ thống kiểm soát thẻ vào/ra
- Hệ thống điều khiển bãi đỗ xe
Tính năng nổi trội của hệ thống BMS
– Cho phép các tiện ích ( thiết bị thông minh) trong tòa nhà hoạt động một cách đồng bộ, chính xác theo từng yêu cầu của người điều hành.
– Cho phép điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua cáp điều khiển và giao thức mạng.
– Kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy,… qua cổng giao diện mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế.
– Giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc của con người.
– Tổng hợp, báo cáo thông tin.
– Cảnh báo sự cố, đưa ra những tín hiệu cảnh báo kịp thời trước khi có những sự cố.
– Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương trình soạn thảo đồ họa, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.
– Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp, sắn sàng đáp ứng mọi yêu cầu.
Tại sao nên sử dụng hệ thống BMS trong quản lý tòa nhà?
BMS sẽ giúp việc quản lý tòa nhà một cách đơn giản hóa và tự động, cùng với đó nó quản lý các thiết bị một cách tối ưu nhờ hệ thống dữ liệu, chương trình bảo dưỡng và hệ thống tự động cảnh báo. Giảm được các sự cố cũng như báo cáo kịp thời các sự cố để tránh các hậu quả nghiêm trọng.
Có 6 ưu điểm cụ thể giúp việc quản lý tòa nhà được nâng lên một tầm cao mới, tạo ra các giá trị thực tế mà bạn cần biết như sau:
1. Điều khiển toàn bộ tòa nhà
BMS quản lý tòa nhà một cách tự động với việc phân tích dữ liệu thông minh giúp chúng ta tập trung vào bức tranh toàn cảnh, cung cấp các kết quả đơn giản, dễ hành động thay vì một loạt danh sách cảnh báo và siêu dữ liệu. Đáng chú ý, hệ thống này có thể cung cấp khả năng:
- Xóa dữ liệu sử dụng năng lượng tổng thể
- Thông tin chi tiết dựa trên ngữ cảnh thời gian thực về điều kiện xây dựng, tài sản và thiết bị
2. Báo cáo có thể tùy chỉnh và đơn giản hóa
Các báo cáo từ hệ thống BMS có thể được điều chỉnh theo sở thích của con người và đóng một vai trò thiết yếu trong việc nâng cao hoạt động của tòa nhà. Những nền tảng phân tích tốt nhất sẽ tạo ra các báo cáo:
- Hiển thị các xu hướng và chứng minh các cải tiến với các mục tiêu hiệu quả
- Chủ động đề xuất các thay đổi để giải quyết vấn đề
- Có thể tạo theo yêu cầu và tự động trong khoảng thời gian đều đặn
- Được phân phối đến đúng các bộ phận liên quan và dễ dàng truy cập thông qua các cổng giao tiếp trực tiếp với khách hàng
3. Hệ thống nội bộ sắp xếp một cách hợp lý
Một mạng lưới các công cụ phân tích và quản lý tòa nhà sẽ được kết nối với nhau cho phép khả năng liên tục thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều loại thiết bị và cảm biến được liên kết. Bao gồm:
- Cảm biến chất lượng không khí trong nhà
- Điều khiển HVAC
- Điều khiển ánh sáng
- Cảm biến chiếm dụng
- Đồng hồ đo nước, khí và điện
Việc kết hợp các cảm biến và thiết bị với nền BMS sẽ tạo ra một hệ thống được quản lý hoàn toàn, hiệu suất cao:
- Ưu tiên báo thức
- Phát hiện và sửa chữa các vấn đề có thể bị bỏ qua
- Phản hồi trước khi cần sửa chữa hoặc gặp sự cố hệ thống
- Ngăn ngừa việc kém hiệu quả trong tương lai
4. Thời gian hoạt động được cải thiện
Giám sát liên tục hiệu suất các thiết bị là điều cần thiết để duy trì thời gian hoạt động của hệ thống, mang lại giá trị cho không chỉ chủ sở hữu tòa nhà mà còn cho các nhóm tích hợp, bảo trì và dịch vụ. Hệ thống chính và phụ trợ trong đó bao gồm:
- Hệ thống cảnh báo BMS hiện có
- Máy phát điện
- Thiết bị bay và thiết bị ven nước
5. Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng
Hệ thống BMS tòa nhà cung cấp thông tin cần thiết cho các sáng kiến tự động hóa hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và tiết kiệm năng lượng. Đối với chủ sở hữu tòa nhà, đây thường là ưu tiên hàng đầu, vì nó có thể tiết kiệm đáng kể. Theo một số ước tính, chỉ riêng việc tự động hóa hệ thống HVAC và chiếu sáng có thể giảm tiêu thụ năng lượng tổng thể tới 30%.
Để cải thiện năng lượng và hiệu quả sử dụng, khả năng phân tích thông minh, hệ thống BMS thực hiện:
- Theo dõi mức tiêu thụ năng lượng và tạo báo cáo hiệu quả năng lượng
- Cung cấp các phân tích về không khí có giá trị liên quan đến các quạt của hệ thống HVAC, cuộn dây quạt và các hệ thống thể tích không khí thay đổi, bao gồm xác định hoạt động sưởi ấm và làm mát không
- cần thiết cũng như cài đặt giờ của hệ thống sưởi và làm mát
- Tạo cơ hội cho việc quản lý điểm đặt thiết bị
- Xác định rò rỉ van
6. Nhóm bảo trì được tối ưu hóa
Với các mô hình truyền thống, việc bảo trì dựa vào các lần bảo dưỡng định kỳ để phòng ngừa và chúng có thể cần hoặc không. Với phân tích theo hướng dữ liệu và tự động hóa, bảo trì có thể được tối ưu hóa bằng cách:
- Loại bỏ những lần bảo trì không cần thiết
- Giám sát thiết bị và tài sản một cách hiệu quả để giảm sự cố hệ thống
- Nâng cao hiệu quả của những lần đi bảo trì thực địa và cho phép các nhóm bảo trì nhỏ hơn
Ứng dụng của hệ thống BMS
Hệ thống BMS được xây dựng nên để giúp chúng ta hoàn thành việc đó và thường được ứng dụng trong:
- Các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, ngân hàng, công ty bảo hiểm.
- Các toà nhà hành chính công cộng.
- Các toà nhà dược phẩm, bệnh viện.
- Các nhà ga tàu, tàu điện ngầm.
- Các khách sạn, nhà hàng, nhà ăn.
- Các trường đại học, trường phổ thông.
- Các trung tâm điện thoại, giải trí, truyền hình.
- Các nhà máy điện.
- Các sân bay, trung tâm thông tin…
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02422121212 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA