Hệ thống báo cháy được thiết kế để phát hiện sớm hoả hoạn, khói, lửa, khí gas hoặc khí carbon monoxide giúp chúng ta có đủ thời gian sơ tán an toàn. Việc phát hiện sớm còn là yếu tố then chốt giúp bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản, đồng thời giúp nhân viên ứng cứu khẩn cấp có đủ thời gian hỗ trợ kịp thời trong khi đám cháy hoặc khí độc vẫn còn nhỏ.
Trong bài viết này công ty P69 sẽ đi sâu tìm hiểu cấu tạo, sơ đồ, nguyên lý hoạt động và các hệ thống báo cháy tự động thông dụng trên thị trường.
Hệ thống báo cháy là gì?
Hệ thống báo cháy (fire alarm system) được thiết kế để cảnh báo chúng ta trong trường hợp khẩn cấp để chúng ta có thể hành động bảo vệ bản thân, gia đình, nhân viên và mọi người.
- Cơ chế bảo vệ: phát hiện các đám cháy, đám khói, sự gia tăng nhiệt độ đột ngột, sự rò rỉ khí độc, khí gas, khí carbon monoxide.
- Cơ chế cảnh báo: còi hú, đèn chớp, cuộc gọi khẩn cấp.
Cấu tạo hệ thống báo cháy tự động
Một hệ thống báo cháy tự động bao gồm 03 thành phần chính là trung tâm báo cháy, cảm biến đầu vào và thiết bị cảnh báo đầu ra.
Tủ báo cháy trung tâm được thiết kế dạng tủ, có bình ắc quy dự phòng và có các mô-đun SIM điện thoại để quay số khẩn cấp.
– Cảm biến (thiết bị đầu vào – Initiating devices): là hệ thống các đầu dò cảm biến giữ nhiệm vụ phát hiện các đám cháy hoặc khói. Bao gồm đầu dò khói, đầu dò nhiệt, đầu dò khí gas, đầu dò carbon monoxide và nút nhấn khẩn cấp. Các đầu dò cảm biến sẽ nối dây về trung tâm báo cháy.
– Trung tâm báo cháy (bộ xử lý trung tâm): tiếp nhận, phân tích và xử lý tín hiệu từ các đầu dò cảm biến gửi đến.
– Loa, còi báo cháy (thiết bị đầu ra): là các thiết bị báo cháy như còi báo cháy, loa báo cháy, bộ quay số điện thoại khẩn cấp.
Nguyên lý hoạt động hệ thống báo cháy
– Bước 1: Khi các cảm biến phát hiện có đám cháy, nhiệt độ gia tăng, khói hoặc khí độc… chúng lập tức gửi tín hiệu về tủ báo cháy trung tâm. Điều tương tự xảy ra nếu như người dùng nhấn vào nút nhấn khẩn cấp.
– Bước 2: Tủ báo cháy trung tâm (fire alarm control panel – FACP) là thành phần điều khiển chính các thiết bị báo cháy. Khi nhận tín hiệu báo cháy từ đầu dò hoặc nút nhấn khẩn, tủ báo cháy sẽ phát tín hiệu đến thiết bị báo động khẩn cấp (còi, đèn…).
– Bước 3: Thiết bị báo động gồm:
- Còi báo cháy, loa báo cháy, đèn chớp, còi hú: cảnh báo để người dân sơ tán.
- Mô-đun quay số khẩn cấp: thực hiện cuộc gọi cho lực lượng chức năng (cứu hoả 114) hoặc cho người có trách nhiệm để xử lý.
Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy
Hiện nay, có 2 bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy được ứng dụng phổ biến nhất là: sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy thường và sơ đồ hệ thống báo cháy địa chỉ. Cụ thể:
1. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy thường
Hệ thống báo cháy thường hay còn được gọi là hệ thống báo cháy qui ước (zone). Trong hệ thống này sẽ gồm nhiều thiết bị nằm trên một đường dây tín hiệu. Khi xảy ra báo cháy thì chúng ta chỉ biết được là khu vực nào báo mà không biết được vị trí chính xác.
Trong hệ thống này có thể lắp đặt đầu báo khói báo nhiệt nút nhấn. Khi có hỏa hoạn xảy ra thì các thiết bị đầu ra sẽ hoạt động như còi, chuông, đèn báo.
2. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy địa chỉ
Hệ thống báo cháy địa chỉ là hệ thống bao gồm các thiết bị được lắp trên một đường tín hiệu có những địa chỉ khác nhau. Trên một đường tín hiệu việc có thể lắp được bao nhiêu thiết bị sẽ phải phụ thuộc vào loại tủ báo cháy hỗ trợ được số lượng thiết bị như thế nào.
Hệ thống báo cháy địa chỉ hoạt động linh hoạt hơn hệ thống báo cháy loại thường. Đặc biệt, chúng ta sẽ biết chính xác được khu vực nào xảy ra cháy bởi vì mỗi đầu báo khói, nhiệt hoặc nút nhấn đều mang một địa chỉ riêng.
Đối với hệ thống này thì có thể lập trình các thiết bị ngõ ra theo ý muốn bởi phần mềm lập trình.
Hệ thống báo cháy địa chỉ có thể kết nối với máy tính để giám sát hoạt động của thiết bị.
Có thể kết nối được nhiều tủ báo cháy lại với nhau để cùng quản lý trên một máy tính. Với tính năng linh hoạt giúp lập trình tùy biến hệ thống báo cháy hệ địa chỉ để thích hợp sử dụng cho các dự án lớn với số lượng thiết bị nhiều.
Đối với hệ báo cháy địa chỉ thì khi một ngõ vào bị tác động chúng ta có thể lập trình cho bất kỳ thiết bị điều khiển nào hoạt động tùy theo nhu cầu. Từ đó giúp giám sát hoạt động của thiết bị trên máy tính mà không cần phải đi tới tủ. Lúc này phần mềm trên máy tính sẽ giúp chúng ta kết nối trực tiếp tới tủ báo cháy và thao tác như trên tủ thật.
Cách lắp đặt hệ thống báo cháy theo sơ đồ nguyên lý
Từ bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy bạn cần tiến hành lắp đặt theo những bước hướng dẫn sau đây:
1. Bước 1: Đấu dây đế đầu báo
Dự theo các vị trí đấu nối trên đế đầu báo, cần đấu dây đúng cực tính của đế đầu báo và điện trở. Trên đế đầu báo có chân 1, 2 và 5, 6. Trong đó chân số 1 và số 6 là chân đến còn chân số 2 và số 5 là chân đi đến các thiết bị.
2. Bước 2: Kết nối đế đầu báo và nút báo cháy bằng tay với trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8
Kết nối đầu báo với tủ báo cháy trung tâm. Tiếp đó tiếp tục đấu nối nút ấn báo cháy và đấu điện trở cuối đầu dây và xoắn điện trở vào hai đầu dây.
Nút ấn báo cháy bằng tay có thể đấu cùng với zone đầu báo hoặc được đấu độc lập trên một kênh riêng biệt. Các zone tiếp theo thì sẽ làm tương tự đối với zone 1.
3. Bước 3: Lắp đầu báo vào đế đầu báo
Trên thân đầu báo và đế đều có 1 gạch nhỏ. Khi lắp đặt mọi người cần lưu ý để 2 gạch này nối với nhau và tạo nên 1 đường thẳng.
4. Bước 4: Kết nối chuông và đèn vào trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8
Khi nối vào trung tâm báo cháy Hochiki HCV-8, cần phải tiến hành phân cực cho chuông vì chuông này không phân cực. Thực hiện bằng cách lắp thêm một điốt phân cực và lắp điện trở cuối đường dây cho đường chuông (phải dùng đúng điện trở có trị số 10K). Dây chuông đấu vào đường dây S1 có phân cực + và –.
Đèn báo vị trí là đèn báo không phân cực nên khi đấu đèn báo vị trí Hochiki TL-14D, đèn được kết nối với dây điện theo kiểu chân cắm, dây đèn báo vị trí được nối vào các chân AUX + và ROV.
6. Bước 5: Kết nối nguồn điện lưới 220VAC và nguồn dự phòng 24VDC vào trung tâm báo cháy
Sau khi hoàn thiện các bước từ 1 đến 4, cần phải kiểm tra lại một lần để đảm bảo các dây được đấu đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi cấp nguồn cho hệ thống.
- Kết nối nguồn điện lưới 220VAC vào phiến đấu dây
- Kết nối nguồn điện ắc quy dự phòng
Hướng dẫn đọc bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy bằng khí thường được thiết kế theo tiêu chuẩn VN TCVN 5738 – 2001 & TCVN 3890 – 200
– Trung tâm báo cháy có nhiệm vụ là nhận tín hiệu từ các đầu báo cháy và xử lý tín hiệu, điều khiển thiết bị đầu ra như: chuông đèn, van xả khí,…
– Các vùng báo cháy được hiển thị thông qua kênh đã được cài đặt từ trước và các vùng đã hiển thị trên màn hình LCD của trung tâm điều khiển.
– Bầu báo được mọi người sử dụng là loại đầu báo khói, nhiệt,… Các loại đầu báo này sẽ có tác dụng khi có cháy xuất hiện nhiều đầu báo đã chuyển thông tin về trung tâm xử lý.
– Thiết bị báo động trong hệ thống là các loại còi, đèn chớp, chuông,… Các loại thiết bị này sẽ phát ra âm thanh, ánh sáng chớp khi có lệnh từ trung tâm xử lý thông tin.
– Công tắc khẩn: gồm 2 loại: 1 loại tác dụng kích hoạt hệ thống báo cháy bằng tay.
– Các thiết bị xuất hiện trong sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy được kết nối với nhau bằng cáp đi trong ống tráng kẽm.
– Nguồn điện cho trung tâm 220VAC khi mất điện trung tâm sẽ tự động chuyển hóa sang chế độ lấy nguồn điện dự phòng từ ắc quy.
– Trung tâm điều khiển (4,8,16… kênh, 2,4,8 Loop…) được đặt tại nhà bảo vệ
– Đầu báo nhiệt cố định chống nổ được nhà thiết kế đáp ứng phạm vi bảo vệ tòa nhà.
– Còi đèn chớp và nút nhấn được sắp xếp tại khu vực dễ quan sát giúp người dùng có thể dễ dàng thao tác.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02437688156 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA