Ngành Kỹ thuật điện: công việc, kiến thức, cơ hội việc làm

Nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa tạo điều kiện cho các lĩnh vực điện tử phát triển, trong đó có ngành kỹ thuật điện. Vậy thực chất ngành kỹ thuật điện là gì? Sinh viên học ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử làm gì? Cùng công ty p69 theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Ngành kỹ thuật điện là gì?

Kỹ thuật điện là gì? Là lĩnh vực chuyên sâu nhằm hướng đến đào tạo không chỉ ở bậc đại học mà còn ở các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Kỹ thuật điện tử tiếng Anh la Electrical and Electrical Engineering Technology – là một ngành rất phổ biến trên thế giới. Kỹ thuật Điện là ngành khoa học nghiên cứu về điện tử, điện từ, năng lượng, điện tử học,… được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực điện tử trong cuộc sống của chúng ta hiện nay.

Ngành kỹ thuật điện là gì?
Ngành kỹ thuật điện là gì?

Ngành kỹ thuật điện học những gì?

Mục tiêu của chương trình cử nhân ngành kỹ thuật điện là cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về các lĩnh vực liên quan đến thiết kế, chế tạo trong phạm vi rộng của ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử cùng khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ.

Cử nhân của ngành kỹ thuật điện có khả năng thực hành, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.

Sau đây là một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo của ngành kỹ thuật điện:

  • Xác suất thống kê
  • Lý thuyết mạch điện
  • Hệ thống cung cấp điện
  • Các nguồn năng lượng tái tạo
  • Máy điện trong thiết bị tự động và điều khiển
  • Điều khiển logic và PLC
  • Nhà máy điện và trạm biến áp
  • Hệ thống BMS cho tòa nhà
  • Kỹ thuật điện cao áp
  • Chiếu sáng công nghiệp và dân dụng

Cơ hội nghề nghiệp ngành kỹ thuật điện

Chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của lĩnh vực điện, điện tử trong những năm qua. Cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, phân phối linh kiện, v.v. Từ đó, nhu cầu nhân sự chất lượng trong lĩnh vực này luôn trong tình trạng khan hiếm.

Bên cạnh đó, các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực như: Samsung, LG, v.v hoạt động tại Việt Nam mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong tương lai, Việt Nam được dự báo trở thành trung tâm chế tạo và sản xuất điện và điện tử lớn trong khu vực.

Nguồn nhân lực chất lượng còn góp phần thể hiện sức mạnh kỹ thuật trong lĩnh vực điện, điện tử  của nước ta.

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Giám đốc kỹ thuật.

– Trưởng phòng/Giám sát kỹ thuật.

– Thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống điện dân dụng và công nghiệp.

– Tư vấn, giám sát và điều hành các dự án lĩnh vực điện, điện tử.

– Kinh doanh thiết bị điện, điện tử.

– Lắp đặt thiết bị điện.

– Lắp ráp thiết bị điện tử.

– Sửa chữa thiết bị điện.

– Sửa chữa thiết bị điện tử.

– Thi công, vận hành hệ thống phân phối cung cấp điện.

– Thiết kế, lắp ráp mạch điện tử.

– Vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động hóa.

Mức lương trung bình của ngành kỹ thuật điện bao nhiêu?

Thông thường, mức lương ngành kỹ thuật điện sẽ phục thuộc vào đặc thù công việc, đơn vị công tác. Mức thu nhập trung bình cho ứng viên chưa có kinh nghiệm là 8 – 12 triệu đồng/tháng, nhân sự đã có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm có mức lương trung bình từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.

Các ứng viên tiềm năng, năng lực xuất sắc có thể nhận được một mức lương hấp dẫn, hoặc được xét duyệt nâng lương trong quá trình làm việc.

Ai phù hợp để học kỹ thuật điện?

Kỹ thuật điện là ngành học có thể nói không phải ai cũng có thể theo học, bởi ngành học này đòi hỏi những yêu cầu nhất định từ người học. Cùng công ty P69 tìm hiểu xem đó là những yêu cầu gì nhé.

Ai phù hợp để học kỹ thuật điện?
Ai phù hợp để học kỹ thuật điện?

1. Kiến thức môn KHTN tốt

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật điện có sự liên quan mật thiết với các môn khoa học, đặc biệt là hai môn toán và vật lý.

Do đó, việc sở hữu kiến thức nền tảng các môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa là một đòi hỏi rất lớn của người học. Điều này cũng giúp các bạn sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức của ngành học này.

Nếu bạn có đam mê theo đuổi ngành kỹ thuật điện thì hãy cố gắng trau dồi thật tốt kiến thức các môn học này nhé.

2. Có khả năng lập trình

Sinh viên theo học ngành kỹ thuật yêu cầu cần có khả năng lập trình và mã hóa, đặc biệt khi làm việc với hệ thống nhúng cấp thấp hay phân tích dữ liệu. Những ngôn ngữ lập trình phổ biến và hữu sinh cho sinh viên kỹ thuật điện có thể kể tới như Java, C, C++ và Basic.

3. Có khả năng làm việc với vi mạch điện tử

Có thể nói, đây là đòi hỏi bắt buộc các sinh viên muốn theo học ngành kỹ thuật điện cần có. Bởi khả năng làm việc với vi mạch có liên quan tới việc phân tích, định vị lỗi và sửa chữa bằng thiết bị đo lường và chẩn đoán. Phân tích, tiếp cận và sửa chữa vi mạch điện tử là yếu tố đặc biệt quan trọng của ngành kỹ thuật điện.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

5/5 - (1 bình chọn)