Tầng hầm thường là nơi được thiết kế dưới lòng đất, nhằm tiết kiệm diện tích và tạo thẩm mỹ cho không gian. Nhưng tầng hầm là nơi chứa rất ít không khí, gây cảm giác bí bức, khó chịu, chứa nhiều khí độc hại như NO, CO2, SO2…Vì vậy việc lắp đặt quạt thông gió Jetfan vô cùng quan trong. Bài viết dưới đây Công ty P69 sẽ hướng dẫn lắp đặt quạt thông gió Jetfan chi tiết, mời bạn tham khảo !
Quạt Jetfan là gì?
Quạt jetfan là loại quạt thiết kế phục vụ cho nhu cầu khác nhau của người dùng như: thông gió tầng hầm, cấp khí tươi, hút khói độc… được sử dụng rất nhiều trong các công trình hiện nay.
Không chỉ giúp tiết kiệm không gian. Giảm chi phí hoạt động và tiếng ồn. Làm cho tầng hầm có môi trường nhẹ hơn, loại quạt Jetfan này còn khắc phục được nhược điểm dùng đường ống gió tốn kém, cồng kềnh mà không phải loại quạt công nghiệp nào cũng thực hiện được.
Quạt có thể được thiết kế với hệ thống tiêu âm 2 đầu nên sẽ có độ ồn thấp phù hợp với điều kiện không thoát được tiếng ồn trong khu vực tầng hầm.
Cấu tạo của quạt jetfan
Về cơ bản, cấu tạo của quạt jetfan bao gồm các bộ phận chính như sau:
- Vỏ quạt được chế tạo bằng thép sơn tĩnh điện bền màu giúp gia tăng tính thẩm mỹ, bảo vệ quạt khỏi tác động của môi trường, gia tăng tuổi thọ cho quạt.
- Lắp các loại động cơ chính hãng như Teco, ABB, Siemens, hoạt động bền bỉ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và cấp bảo vệ IP55, cho phép dễ dàng dội rửa vệ sinh bằng các vòi phun áp lực cao
- Cánh quạt được cân bằng động trên máy cân bằng kỹ thuật số đạt tiêu chuẩn ISO
- Sản phẩm được bảo hành 12 tháng chính hãng
Cách lựa chọn quạt jetfan phù hợp cho môi trường sử dụng
Hiện nay trên thị trường có 2 loại quạt Jetfan phổ biến là: Quạt Jetfan hướng trục và quạt Jetfan hư ly tâm dạng dẹt. Tùy theo mục đích sử dụng hoặc công trình lắp đặt mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Về cơ bản 2 loại quạt này sẽ có đặc điểm như sau:
Quạt Jetfan hướng trục
Là dòng quạt hướng trục, thường được lắp đặt trong trường hợp tầng hầm có không gian trần cao.
Quạt Jetfan ly tâm dạng dẹt
Là dòng quạt ly tâm hoạt động dựa trên nguyên lý lực ly tâm khi quay cánh quạt tạo áp suất chênh lệch tạo lực hút và đẩy, thường được lắp đặt chủ yếu trong trường hợp tầng hầm thấp và có không gian nhỏ hẹp.
Tại sao dùng quạt thông gió Jetfan cho tầng hầm, bãi đỗ xe
Các tần hầm, bãi đỗ xe thường được xây dựng dưới lòng đất để tiết kiệm diện tích và tính năng sử dụng. Tuy nhiên, việc thiết kế này sẽ khiến không khí khó lưu thông. và ít ánh nắng mặt trời gây nên nhiều chất độc hại.
Do lương lưu thông của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô,… lớn dẫn đến bãi đỗ xe và tầng hầm có nhiều chất khí độc được xả ra. Nguy co cháy nổ tăng cao. Do đó, việc sử dụng quạt thông gió là vô cùng quan trọng, và gần như bắt buộc trong việc thiết kế các công trình tòa nhà.
Quạt thông gió Jetfan là một giải pháp tối ưu, với nguyên lý hoạt động cho phép hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều so với việc lắp đặt các hệ thống thông gió tự nhiên. Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí vận hành và thi công. Tiết kiệm diện tích và không gian lắp đặt. Lưu lượng gió lớn nhưng độ ồn thấp không gây ô nhiễm tiếng ồn.
Hướng dẫn lắp đặt quạt thông gió Jetfan chi tiết đúng chuẩn
Trong phần này, tôi sẽ đưa ra những điểm lưu ý về việc hướng dẫn lắp đặt quạt thông gió Jetfan để các bạn có cái nhìn rõ hơn về việc thiết kế thông gió tầng hầm xe trong nước và cả các dự án nước ngoài.
Bước 1 : Phân loại hệ thống
Thông gió tầng hầm xe cơ bản gồm 2 dạng thiết kế chính đó là:
1. Thiết kế thông gió dạng 1, hệ thống gồm:
– Quạt cấp, quạt hút
– Đường ống gió cấp, hút
Từ những điểm khác nhau cơ bản trên, chúng ta thấy rằng điểm khác nhau giữa 2 dạng hệ thống đó là thành phần thiết bị và đường ống.
2. Thiết kế thông gió dạng 2, hệ thống gồm:
– Quạt hút (quạt cấp)
– Các quạt jetfan đẩy gió
Từ những điểm khác nhau cơ bản trên, chúng ta thấy rằng điểm khác nhau giữa 2 dạng hệ thống đó là thành phần thiết bị và đường ống.
Bước 2: Phân tích về cách thiết kế 2 dạng thông gió
Phân tích về cách thiết kế 2 dạng thông gió bao gồm:
1. Thiết kế thông gió dạng 1
Xác định mức độ thông gió tầng hầm với các yêu cầu như thông gió sự cố, phân chia zone thông gió…
Tính toán lưu lượng thông gió tầng hầm cho hệ hút, hệ cấp.
Tính toán đường ống hệ hút và cấp, cột áp cho quạt 1 tốc độ/ 2 tốc độ.
Tính toán cao độ đường ống, vị trí các trục quạt cấp hoặc hút ra bên ngoài tòa nhà.
Tính toán kích thước miệng gió, louver gió.
Lựa chọn quạt hút, cấp, cảm biến CO…
Thể hiện sơ đồ nguyên lý thông gió, điều khiển, bảng trạng thái hoạt động…
2. Thiết kế thông gió dạng 2
Xác định mức độ thông gió tầng hầm với các yêu cầu như thông gió sự cố, phân chia zone thông gió…
Tính toán lưu lượng thông gió tầng hầm cho hệ hút, hệ cấp.
Tính chọn các quạt jetfan đẩy gió 1 tốc độ/ 2 tốc độ và bố trí hợp lý về khoảng cách, cao độ, góc nghiêng của quạt…
Đối với hầm từ 2.600 m2 trở lên cần kiểm tra bằng phần mềm CFD mô phỏng luồng gió.
Tính toán kích thước miệng gió, louver gió.
Lựa chọn quạt hút, cấp, cảm biến CO…
Thể hiện sơ đồ nguyên lý thông gió, điều khiển, bảng trạng thái hoạt động…
Bước 3 : Kết luận
Trong 2 dạng thiết kế trên thì dạng 2 là kiểu thiết kế mang nhiều ưu điểm hơn vì nó giảm thiểu đáng kể đường ống gió, miệng gió trong hầm ở cả 2 hệ cấp và hút.
Đối với các hầm diện tích lớn thì lưu lượng thông gió cũng lớn theo. Điều này dẫn đến nếu thiết kế kiểu 1 sẽ gặp một số trở ngại như:
Phối hợp giữa ống gió với các hệ thống MEP khác khó khăn. Ảnh hưởng đến cao độ lưu thông của hầm xe. Gây mất mỹ quang do đường ống nhiều. Các quạt lớn với đường ống gió dài sẽ gây ồn hơn nên phải xử lý tiêu âm nhiều.
Thiết kế dạng 2 thường được ứng dụng rộng rãi tại các dự án nước ngoài với các hầm xe lớn. Tuy nhiên dạng 1 vẫn được thiết kế đối với các hầm trung bình, nhỏ hoặc những hầm có chiều cao lớn.
Ngoài ra, đối với các bãi xe trên mặt đất hoặc các tầng để xe với các mặt xung quanh thông thoáng thì thiêt kế như dạng 2 là phù hợp nhất, nhưng lưu ý chỉ cần dùng các quạt jetfan mà không cần quạt cấp, hút.
Ở nước ta hiện nay, đa phần các dự án được thiết kế theo dạng 1 và được thẩm duyệt bởi cơ quan chức năng của nhà nước.
Đối với dạng 2, việc thẩm định mô phỏng CFD còn hạn chế khiến nó ít được sử dụng rộng rãi.
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02422121212 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA