Hôm nay Công ty P69 sẽ chia sẻ các kiến thức liên quan tới hệ thống thông gió tầng hầm. Hiện nay, các trung tâm thương mại, các tòa chung cư cao tầng, các khách sạn, nơi vui chơi giải trí đều có các tầng hầm đề phục vụ nhu cầu gửi xe và phục vụ các nhu cầu khác của con người. Vì vậy hệ thống thông gió tầng hầm là vô cùng quan trọng.
Thông gió tầng hầm là gì ?
Thông gió tầng là hoạt động trao đổi, lưu thông không khí giữa bên trong tầng hầm và bên ngoài. Chúng giúp tạo ra sự điều tiết không khí, không khí trở nên thông thoáng, cung cấp Oxi đảm bảo cho hoạt động của con người, giảm tải khí CO2 được thải ra từ các phương tiện giao thông.
Công dụng thiết kế hệ thống thông gió cho tầng hầm
Tầng hầm tại các đơn vị trung tâm thương mại hay khu vui chơi giải trí được thiết kế với mục đích là không gian chứa đựng phương tiện di chuyển cho quý khách hàng. Với thiết kế kín, không gian hạn chế, nên tầng hầm không tránh khỏi ảnh hưởng của khói xe, trong quá trình chúng ta di chuyển ra vào tại tầng hầm.
Ngoài những tác động tiêu cực của bụi bẩn, một số khí thải khác cũng được đào thải ra môi trường. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Vì thế việc lắp đặt hệ thống thông gió cho tầng hầm là một giải pháp đúng đắn được nhiều đơn vị sử dụng.
- Loại bỏ đi các khí độc hại như CO2, SO2 và các khí bẩn khác. Đồng thời đưa khí tươi từ bên ngoài vào để làm cho không khí sạch hơn và thoáng mát hơn.
- Tạo bầu không khí trong lành trong môi trường làm việc. Tăng cường sức khỏe cho người lao động.
- Đặc biệt hơn nữa đó là phòng chống hỏa hoạn hoặc kiểm soát khi có cháy.
- Sử dụng quạt hút gió còn tiết kiệm được chi phí khi sử dụng hệ thống điều hòa hoặc quạt làm mát. Tiếng ồn nhỏ, tiện dụng, phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng cũng như điều kiện khí hậu và kinh tế của Việt Nam.
Lưu ý khi lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm
Hệ thống thông gió tầng hầm cần được tính toán và lên phương án kĩ càng trước khi thực hiện. Đảm bảo được phương án thiết kế tối ưu và đem lại hiệu quả nhất. Dưới đây là một số lưu ý trước khi lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm.
1. Tính toán lưu lượng gió cần thiết
Lắp đặt hệ thống thông gió nhằm đem lại không gian thông thoáng. Vì vậy trước khi thi công cần tính toán lưu lượng gió không khí cần trao đổi. Tính toán được thể tích không gian tầng hầm. Tính toán được lưu lượng gió cần thiết để cung cấp và tốc độ luân chuyển không khí. Sau khi biết được lưu lượng gió, thiết kế bản vẽ kỹ thuật phù hợp, khoa học.
Khi thiết kế cần chú ý tới kích thước miệng gió, khoảng cách các cửa gió sao cho hợp lý. Thông thường các cửa hút gió và cấp gió được bố trí trên mặt bằng tầng hầm. Khoảng cách giữa các cửa của các nhánh hút gió/ cấp gió từ 3 – 6m. Sao cho lượng khí cấp vào có thể phân phối đủ những khu vực cần thiết.
Diện tích miệng gió phụ thuộc vào lưu lượng gió đã tính trước đó. Tính toán sao cho tốc độ gió từ 1 – 3m/s để đảm bảo độ ồn thấp.
2. Lựa chọn vị trí thi công, lắp đặt
Để đảm bảo không khí cung cấp đủ cho toàn bộ không gian. Và có thể hút sạch được khí bụi, hơi nóng triệt để. Thì việc lựa chọn vị trí lắp đặt cực kỳ quan trọng. Đòi hỏi người kỹ thuật thiết kế hệ thống tính toán vị trí lắp đặt quạt, ống gió, miệng gió sao cho hợp lý.
Không nên thiết kế lắp đặt quạt công nghiệp tại các vị trí có nhiều người qua lại. Quạt nên lắp cao hơn đầu hoặc thấp hơn, tránh đặt quạt ở vị trí ngang đầu. Vì lực hút và thổi từ quạt công nghiệp rất mạnh, gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng tới thính giác của con người.
3. Đảm bảo nguồn điện hoạt động ổn định
Người kỹ thuật thuật cần tính toán lượng điện tiêu thụ và lượng điện vận hành cần thiết của hệ thống. Đảm bảo có nguồn điện thay thế để hệ thống có thể hoạt động liên tục ngay cả khi có sự cố điện xảy ra.
Hướng dẫn thiết kế hệ thống thông gió cho tầng hầm
Để hệ thống thông gió tầng hầm đạt được hiệu quả cao nhất, cần phân tích và thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm phù hợp nhất.
Dưới đây là 4 bước thiết kế hệ thống thông gió cho tầng hầm.
1. Bước 1: Khảo sát địa hình
Thực hiện khảo sát là việc không thể thiếu cho mỗi hệ thống. Đơn vị thực hiện cần tìm hiểu kỹ về kết cấu như diện tích, chiều cao, hệ thống cơ sở hạ tầng… để có phương án lắp đặt phù hợp.
2. Bước 2: Thiết kế hệ thống, vị trí lắp đặt
Sau khi có phương án thực hiện, cần tiến hành thiết kế hệ thống tổng quan. Thể hiện được vị trí lắp đặt dự kiến các thiết bị thông gió, đường ống dẫn khí…
3. Bước 3: Tính toán lưu lượng gió, áp suất
Dựa vào các thông số, vị trí lắp đặt người ta cần tính toán lưu lượng gió, cột áp tổn thất. Bước này rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống. Bên cạnh lưu lượng, cột áp, cần tính toán chi tiết số lượng đầu cấp và hút, miệng gió..
4. Bước 4: Lựa chọn thiết bị phù hợp
Dựa vào các thông số đã tính toán, lựa chọn các thiết bị phù hợp, đảm bảo các tiêu chí đó. Mỗi loại sản phẩm quạt công nghiệp thường có các thông số khác nhau. Do vậy khi lắp đặt, cần chọn mua thiết bị phù hợp bằng cách tìm hiểu kĩ càng, đọc kỹ thông số kỹ thuật của từng loại sản phẩm.
Có những phương án thông gió tầng hầm nào?
Một số phương án thông gió tầng hầm thường được các chủ đầu tư lựa chọn nhất hiện nay bao gồm: Thông gió tự nhiên và thông gió cơ học. Cụ thể:
1. Thông gió tự nhiên
Thông gió tự nhiên được ứng dụng tại tầng hầm sở hữu cửa sổ ô lấy gió đặc biệt tại tòa nhà có diện tích lớn. Các cửa sổ ô lấy gió này có khả năng đóng mở theo ý muốn, bố trí khoảng cách đều, đối diện nhau theo hướng gió tự nhiên để đón gió một cách tốt nhất.
2. Thông gió cơ học
Thông gió cơ học hay còn được gọi là hệ thống thông gió cưỡng bức. HIểu một cách đơn giản, thông qua việc sử dụng quạt hút công nghiệp kết hợp cùng hệ thống thông gió, cửa gió để tạo ra các khoảng trống thông thoáng. Tuy nhiên, hệ thống có khả năng hút hay vừa cấp vừa hút gió sẽ bị ảnh hưởng bởi kết cấu tầng hầm cùng kinh phí của chủ tòa nhà.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió làm mát cho tầng hầm
Quạt hút gió sẽ hút bụi bẩn và các khí độc hại tồn đọng trong tầng hầm và thải ra bên ngoài theo đường ống dẫn. Khi quạt hút hút khí thì do trong hầm kín nên đã có sự chênh lệch áp suất chính vì thế không khí bên ngoài sẽ bị hút vào bên trong để cân bằng lượng khí. Theo nguyên lý hoạt động này thì không khí trong tầng hầm luôn được thay đổi.
Chọn quạt thông gió tầng hầm phù hợp
Như đã nói ở trên, việc lựa chọn thiết bị vô cùng phù hợp. Chúng góp phần đem lại hiệu quả cho cả hệ thống thông gió tầng hầm. Hiện nay có các loại quạt phổ biến lắp đặt cho tầng hầm như sau:
1. Quạt jetfan thông gió
Quạt Jetfan là loại quạt chuyên dụng cho việc thông gió tầng hầm. Chúng có tác dụng đuổi gió giúp đưa các khí nóng, bụi bẩn, khí độc hại có trong tầng hầm ra ngoài. Với 2 đầu được bọc tiêu âm, quạt jetfan hoạt động êm ái không gây ảnh hưởng tới các hoạt động khác.
2. Quạt hướng trục
Quạt hướng trục là dòng quạt thông gió công nghiệp phổ biến hiện nay. Chúng có tác dụng thông gió làm mát, lưu thông không khí. Thích hợp để lắp đặt cho các tầng hầm. Với lưu lượng lớn, quạt hướng trục có khả năng làm mát cho các không gian có diện tích rộng.
3. Quạt ly tâm
Quạt ly tâm công nghiệp có khả năng hút mạnh mẽ giúp hút sạch được bụi bẩn, không khí độc hại có trong không gian. Thích hợp sử dụng cho các khu công nghiệp, nhà máy, những nơi phát sinh nhiều bụi bặm, khí độc hại…. Chúng cũng có thể sử dụng cho các tầng hầm.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02422121212 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA