Hệ thống thông gió cục bộ là gì? Chức năng, cách lắp đặt

Hệ thống thông gió cục bộ là những hệ thống hút cơ khí, bụi ngay tại nguồn phát sinh, có xử lý hoặc không xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Để hiểu rõ hơn về hệ thống thông gió cục bộ mời bạn đọc bài viết chi tiết

Công ty P69 là nhà thầu chuyên thi công lắp đặt, tư vấn thiết kế hệ thống thông gió cho các công trình tòa nhà văn phòng, cao ốc lớn, nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam và các khu vực lân cận. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về hệ thống thông gió cục bộ qua bài viết dưới đây:

Tìm hiểu về hệ thống thông gió cục bộ là gì?

Khác với hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống thông gió cục bộ bao gồm các chụp thu bắt bụi tại các nguồn toả bụi ra (máy nghiền, mài, trộn, sàng,  gầu tải, trên các đấu băng tải), đường ống dẫn bằng tôn, thiết bị lọc bụi và quạt hút . Đây là một loại hệ thống thông gió cưỡng bức dùng để thông gió cho một khu vực nhỏ hẹp.

Sử dụng Hệ thống thông gió cục bộ giúp đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Có hai loại hệ thống thông gió cục bộ thường dùng: hệ thống hút bụi cục bộ và hệ thống hút hơi khí độc cục bộ.

hệ thống thông gió cục bộ là gì?
Hệ thống thông gió cục bộ là gì?

Nguyên tắc để hệ thống thông gió cục bộ hoạt động hiệu quả

Cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây để thu bắt chất ô nhiễm tốt có hiệu quả cao:

– Chụp càng kín nguồn thải ra chất ô nhiễm càng tốt.

– Miệng hút khí càng gần nguồn thải chất ô nhiễm càng tốt.

– Vận tốc thu bắt bụi hay khí độc phải đủ lớn để hút được hết các chất ô nhiễm phát ra.

– Các miệng thu bắt chất ô nhiễm không được gây cản trở cho các hoạt động công nghệ

– Không khí ô nhiễm đi vào chụp hút không được đi qua vùng hô hấp của người thao tác

Phân loại hệ thống ống thông gió cục bộ

Với sự ưu việt và tiện lợi thì hệ ống thông gió đã được phân ra làm nhiều loại tùy theo mục đích và hoàn cảnh sử dụng.

1. Theo hướng chuyển động của gió

– Thông gió kiểu thổi: Thổi không khí sạch vào không gian bên trong qua các khe hở nhờ chênh lệch cột áp. Ưu điểm của phương pháp này là có thể cấp gió và không khí sạch vào phòng, nơi tập trung nhiều người hoặc nhiều nhiệt thừa, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là áp suất trong phòng là dương nên gió tràn ra mọi hướng, cả những nơi không mong muốn.

– Thông gió kiểu hút: Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên ngoài tràn vào phòng theo các khe hở hoặc cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp. Phương pháp này có ưu điểm là có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm trong gian, không cho phát tán ra xung quanh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tuần hoàn trong phòng rất thấp, hầu như không có. Mặt khác, không khí tràn vào phòng là tự do, không kiểm soát được.

– Thông gió kết hợp: Kết hợp cả thổi không khí sạch vào không gian và hút xả không khí ngột ngạt ra ngoài, đây là phương pháp hiệu quả. Thông gió kết hợp giữa hút xả và thổi gồm hệ thống quạt hút và thổi. Phương pháp này là tổng hợp ưu điểm của hai phương pháp trên. Tuy nhiên đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn.

2. Theo phương pháp tổ chức

– Thông gió tổng thể: Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình

– Thông gió cục bộ: Thông gió cho một khu vực được chỉ định hoặc các phòng chứa nhiều chất thải độc hại.

3. Theo động lực tạo ra thông gió

– Thông gió tự nhiên: Là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp. Thường cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong.

– Thông gió cưỡng bức: Quá trình thông gió thực hiện bằng ngoại lực tức là sử dụng quạt.

4. Theo mục đích

– Thông gió bình thường: Mục đích của hệ thống ống thông gió nhằm loại bỏ các chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa và cung cấp không khí tươi sạch cho không gian sinh hoạt của con người.

– Thông gió sự cố: Nhiều công trình có trang bị hệ thống ống thông gió nhằm khắc phục các sự cố xảy ra.
Đề phòng các trường hợp tràn hoá chất: Khi xảy ra các sự cố hệ thống ống thông gió hoạt động và thải khí độc đến những nơi định sẵn hoặc ra bên ngoài.

– Khi xảy ra hoả hoạn: Để lửa không thâm nhập các cầu thang và cửa thoát hiểm, hệ thống hút gió hoạt động và tạo áp lực dương trên những đoạn này để mọi người thoát hiểm dễ dàng.

Cách lắp đặt hệ thống ống gió cục bộ

Hệ thống ống thông gió thường được chia làm hai loại chính: bao gồm hệ thống là thông gió tự nhiên và hệ thống thông gió cơ khí.

Cách lắp đặt hệ thống ống gió cục bộ
Cách lắp đặt hệ thống ống gió cục bộ

1. Với hệ thống thông gió tự nhiên

– Người dùng có thể tự xây dựng và thiết kế thông qua các thiết bị được gắn bên trên mái nhà hay các ô cửa như quạt gió, ô thoáng.

2. Đối với hệ thống thông gió cơ khí

– Đây là một thiết bị chuyên dùng đòi hỏi sự lắp đặt bởi các người thợ cơ điện lạnh có kỹ thuật. Hệ thống thông gió cơ khí này sẽ chủ động việc hút không khí từ bên ngoài vào và tiến hành đẩy lượng không khí cũ ra bên ngoài môi trường.

Tùy theo điều kiện của từng người cũng như điều kiện của không gian lắp ống thông gió nhà xưởng thì người ta có thể tiến hành lắp hệ thống trên trần nhà, mái nhà hoặc là hệ thống thông gió tầng hầm, các nhà máy sản xuất, lọc hóa dầu…

Hướng dẫn kiểm tra hệ thống thông gió cục bộ

Kiểm tra bằng khói là phương pháp đơn giản để biết hướng, độ mạnh-yếu của dòng không khí di chuyển (không khí sạch đi vào vùng làm việc và không khí bẩn thải ra ngoài). Có nhiều kiểu kiểm tra bằng khói khác nhau. Có kiểu tạo ra nhiều khói gây hại cho sức khỏe của bạn. Một vài kiểu khác tạo ít khói và an toàn hơn, ví dụ que diêm cháy. Kiểm tra bằng khói có thể tiến hành bằng chai khói, bút khói, bột và diêm. (Trường hợp trong đường ống có lắp thiết bị báo cháy, không được dùng phương pháp kiểm tra bằng khói).

Nếu bạn không có những thứ kể trên, hãy đốt những vật để tạo ra lượng khói đủ để kiểm tra. Không sử dụng lửa gần các hóa chất, bụi và các quá trình sản xuất dễ gây cháy, nổ. Một cách khác để kiểm tra luồng không khí di chuyển là dính các dải giấy mảnh và nhẹ vào một cái gậy nhưng không được đưa nó vào quá gần miệng hút vì giấy có thể bị cuốn vào trong. Sau đây là cách kiểm tra hệ thống thông gió hút.

  • Sử dụng que hương, thuốc lá, xì gà, bó lá hoặc giấy, những thứ cháy chậm và tạo ra nhiều khói. Nếu bạn đang làm việc với các hóa chất hoặc quy trình dễ gây cháy nổ hoặc hỏa hoạn, không được sử dụng bất cứ thứ gì dễ cháy mà thay vào đó, dùng chai có miệng nhỏ chứa đầy bột phấn rôm trẻ em vì bột này dễ bay như khói khi lắc nhẹ.
  • Bật máy hút gần chỗ bạn làm việc nhất.
  • Đứng hoặc ngồi tại vị trí bạn thao tác.
  • Bắt đầu tạo khói và quan sát xem khói bay về đâu? di chuyển như thế nào? có gì thay đổi khi có người đi qua hoặc chắn miệng hút gió?
  • Nếu khói bay trực tiếp về phía miệng hút và toàn bộ khói bị hút vào trong, chứng tỏ máy hút làm việc hiệu quả.
  • Nếu khói di chuyển về phía mặt bạn, tới khu vực làm việc khác hoặc hướng khác, nhất định là có gì đó không ổn. Có phải không đủ không khí để khói đi vào miệng hút? có phải chuyển động xung quanh bạn ảnh hưởng tới hướng đi của khói hoặc có lẽ máy hút không đủ mạnh? Hãy đề nghị những người lao động khác cũng làm thử như bạn.
  • Nếu tất cả khói không đi vào hệ thống hút, bạn và đồng nghiệp có thể gây áp lực để người sử dụng lao động tìm cán bộ kỹ thuật khắc phục vấn đề trên.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E

Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://p69.com.vn/

Hotline : 02422121212 – 0965937799

Email: kd@cokhip69.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien

LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/

Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA

Rate this post