Để có một hệ thống báo cháy trong nhà hoạt động hiệu quả cần phải nghiên cứu vị trí lắp đặt thật kỹ càng, đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp các đầu báo cháy có thể phát hiện nhanh chóng khói hoặc nhiệt độ bất thường trong phòng. Vậy cách bố trí các thiết bị báo cháy đạt hiệu quả an toàn nhất? Cùng Công ty P69 tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên bạn nhé!
Thiết bị báo cháy là gì?
Ngoài ra, thiết bị báo cháy còn có thể ngắt nguồn điện và điều khiển thiết bị xử lý không khí thông qua việc điều khiển các đầu dò. Điều đó làm giảm thiểu tối đa những thiệt hại và mất mát khi có sự cố xảy ra
Một số chức năng cơ bản của thiết bị báo cháy
- Cung cấp thông tin để có thể phát hiện ra đám cháy đang diễn ra trong phạm vi nhất định.
- Cảnh báo, báo động cho mọi người để kịp thời di chuyển đến vị trí an toàn.
- Truyền tín hiệu thông báo đám cháy cho cơ quan phòng cháy chữa cháy gần nhất cập nhật được tình hình.
- Tự ngắt nguồn điện và điều khiển một số thiết bị khi cần thiết.
Hệ thống thiết bị báo cháy hoạt động như thế nào?
- Khi có cảnh báo về các sự cố như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có khói hoặc các tia lửa điện thì các thiết bị báo cháy đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin về trung tâm báo cháy.
- Khi nhận được tín hiệu,trung tâm báo cháy sẽ xử lý thông tin ,xác định địa điểm xảy ra sự cố và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn). Lúc này, các thiết bị báo cháy đầu ra sẽ phát tín hiệu âm thanh để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và sơ tán kịp thời.
Cách bố trí các thiết bị báo cháy đạt hiệu quả an toàn nhất
Một số cách bố trí các thiết bị báo cháy đạt hiệu quả an toàn nhất mà bạn có thể quan tâm:
1. Lắp đặt thiết bị báo cháy trong các phòng ngủ
Hơn một nửa (55%) các trường hợp tử vong xảy ra do cháy là trong phòng ngủ.Hơn một phần ba (35%) các nạn nhân vẫn đang ngủ tại thời điểm ngọn lửa bùng phát. Một nửa trường hợp tử vong do cháy xảy ra vào khoảng 22h tối đến 6h, khi hầu hết mọi người đang ngủ
Cửa phòng ngủ nên đóng khi ngủ giúp hạn chế sự lây lan của lửa, việc đặt báo động trong mỗi phòng ngủ là rất cần thiết vì khi cánh cửa đóng có thể làm giảm mức decibel của báo động lắp bên ngoài của căn phòng xuống gần một nửa – từ 85 db tới 46 db. (CPSC)
2. Lắp đặt thiết bị báo cháy trong nhà bếp
Nấu nướng là nguyên nhân chính gây ra hỏa hoạn và thương tích ở Hoa Kỳ, và là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây tử vong khi xảy ra cháy nhà. (NFPA); 41% các vụ cháy nhà được báo cáo là bắt đầu trong nhà bếp, và gây 15% số tử vong khi xảy ra cháy nhà. (NFPA)
Lắp đặt chuông báo cháy ít nhất 7m từ các dụng cụ nấu ăn để ngăn chặn những báo động phiền toái. Cũng cần đảm bảo rằng báo động có nút im lặng, sẽ tạm thời ngăn chặn báo động trong trường hợp không khẩn cấp.
3. Lắp đặt thiết bị báo động cháy ở hành lang
Bởi vì khu vực ngủ, nghỉ ngơi thường nằm xa lối ra vào của một ngôi nhà, việc lắp thiết bị báo cháy ở các hành lang và ở tất cả các lối thoát ra từ phòng ngủ rất quan trọng
4. Lắp đặt thiết bị báo cháy ở khu sinh hoạt
Mặc dù chỉ có 4% các vụ cháy nhà bắt đầu trong phòng khách, phòng gia đình, hay phòng làm việc, các vụ cháy lại gây ra đến 24% các ca tử vong. (NFPA) .Sau phòng ngủ, hầu hết các vụ cháy xảy ra liên quan đến hút thuốc lá trong phòng khách. (NFPA)
Thông thường, tàn thuốc lá vô tình bị vất đốt cháy thùng rác, hay đệm ghế.
Ngoài ra vì khói khi cháy có xu hướng bay lên cao nên thiết bị báo động nên được lắp ở trần nhà hoặc ở phía trên cao bức tường. Bên cạnh đó nên đặt ở gần khu vực cầu thang đi lên và không nên đặt nằm ở cầu thang. Với một hành lang dài trên 10m thì nên lắp ở mỗi đầu một chiếc.
Đặc biệt không lắp đặt tại nơi bụi bặm, dầu mỡ hoặc gần lỗ thông hơi, quạt trần và các khu vực gió lùa khác để tránh khói bị lùa không đến khu vực thiết bị báo động.
Những điều cần lưu ý điều gì khi lắp đặt hệ thống thiết bị báo cháy
– Hệ thống thiết bị báo cháy cần được thiết kế và hoạt động đồng bộ mới phát huy khả năng chống cháy hiệu quả
– Cần nắm rõ các thông số kỹ thuật phù hợp cho việc lắp đặt thiết bị báo cháy như: loại công trình, số tầng, tổng diện tích, chiều cao, tầng hầm…
– Đối với các khu vực đặc biệt nguy hiểm như phòng nồi hơi,các quy trình liên quan đến chất lỏng,… cần phải có đại diện khu vực để nắm rõ cấu trúc thi công
– Ngoài ra, một số thiết bị báo cháy cần đạt chuẩn quy định như:
- Đầu báo khói :Thời gian đầu báo khói nhận biết và cảnh báo tín hiệu không quá 30s. Khi nồng độ khói trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép (15% – 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm để xử lý sự cố.
- Còi báo cháy : Cần lắp đặt tại phòng bảo vệ, cầu thang, nơi đông người…nhằm báo động cho những người xung quanh nhanh chóng.
- Công tắc khẩn : Lắp đặt tại các nơi dễ thấy như hành lang, cửa ra vào, cầu thang,….. để dễ dàng chủ động truyền thông tin báo cháy khi cần thiết bằng cách nhấn hoặc kéo công tắc khẩn để báo động cho mọi người xung quanh
- Tủ trung tâm : Là cơ quan đầu não quyết định chất lượng hệ thống báo cháy, cung cấp cho các đầu báo tự động nhận diện và xử lý tín hiệu báo cháy. Trong các trường hợp cần thiết , tủ có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch…
Quy trình lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Đi dây tất cả các vị trí lắp đặt đầu báo, chuông đèn về vị trí đặt trung tâm báo cháy.
- Tiến hành đo điện trở cách điện rồi đo thông mạch cho hệ thống dây đã lắp đặt.
- Lắp đặt thiết bị như đầu báo cháy, chuông đèn, tủ trung tâm báo cháy,…
- Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống và cho chạy thử các thiết bị báo cháy.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02422121212 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA