Ngành công nghiệp điện đóng vai trò rất quan trọng không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà trong đời sống chúng ta cũng cần sử dụng hệ thống điện. Hệ thống điện công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khác như: nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến thủy sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lắp đặt một hệ thống điện công nghiệp đảm bảo an toàn và tối ưu nhất. Bài viết dưới đây P69 sẽ chia sẻ, giúp bạn giả đáp quy trình lắp đặt hệ thống điện cộng nghiệp gồm những bước nào?
Hệ thống điện công nghiệp là gì?
Hệ thống điện công nghiệp là hệ thống truyền tải điện và phân phối điện năng để giúp máy móc, thiết bị hoạt động phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Hệ thống này đảm bảo sự vận hành ổn định của nguồn điện, đồng thời phát triển hệ thống truyền tải điện an toàn, hợp lý, hiệu quả phục vụ mọi hoạt động trong công nghiệp.
Hệ thống điện công nghiệp bao gồm những gì?
Sau khi hiểu được hệ thống điện công nghiệp là gì? Ta cần nắm bắt một hệ thống điện công nghiệp hoàn chỉnh bao gồm những thành phần nào. Việc hiểu rõ trước khi lắp đặt hệ thống sẽ giúp ta tối ưu hóa thời gian thi công.
Hệ thống điện công nghiệp bao gồm nhiều phần và mỗi phần có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể như sau:
Hệ thống trung áp cấp nguồn máy biến áp tổng: Đây là bộ phận biến áp để chuyển đổi dòng điện từ mạng lưới điện quốc gia về phục vụ sản xuất kinh doanh. Hệ thống này nhằm ổn định dòng điện, thực hiện điều chỉnh tăng, giảm điện áp về mức phù hợp. Nhờ vậy máy móc, thiết bị trong nhà xưởng có thể vận hành hiệu quả.
Hệ thống tủ điện phân phối: Là hệ thống được lắp đặt để quản lý lưu thông nguồn điện trong nhà xưởng nhằm đảm bảo an toàn cho các thiết bị, máy móc công nghiệp.
Hệ thống tủ điện thiết bị công nghiệp: Là hệ thống tủ điện điều khiển nhằm điều chỉnh bật, tắt nguồn điện cho các thiết bị điện công nghiệp. Các tủ điện thiết bị thường bao gồm: Ampe kế, Volt kế, cầu chì,… nhằm đảm bảo an toàn cho máy móc, thiết bị.
Hệ thống thiết bị công nghiệp: Đây là bộ phận cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất kinh doanh. Hệ thống thiết bị điện công nghiệp gồm: trang thiết bị máy móc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất (hệ thống dây chuyền sản xuất, gia công, đóng gói,..) và các bộ phận sử dụng điện khác (hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thông gió,…).
Vai trò của hệ thống điện công nghiệp
Hệ thống điện trong công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và vận hành sản phẩm của từng doanh nghiệp cụ thể là:
- Cải tiến kỹ thuật trong quá trình sử dụng, nâng cao năng suất thiết bị công nghiệp. Đảm bảo đội ngũ nhân viên thực hiện quá trình sản xuất liên hoàn, không gián đoạn.
- Tiết kiệm sức lao động.
- Giảm chi phí sản xuất đến mức đáng kể, hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng.
- Đưa kỹ thuật hiện đại vào hệ thống máy móc, năng động hơn giúp tiết kiệm thời gian.
- Giá thành phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm.
- Có thể thay thế con người, thực hiện những điều mà con người không thể làm thủ công.
Lắp đặt hệ thống điện công nghiệp cần lưu ý những tiêu chí nào?
hệ thống điện công nghiệp khi lắp đặt khi kiểm tra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các thiết bị bàn giao cần phải đáp ứng các tiêu chí về an toàn điện. Tránh làm mất an toàn trong quá trình vận hành, sử dụng
- Hệ thống vận hành trơn tru, hiệu quả. Tiêu chí này được đánh giá bằng công suất làm việc của hệ thống. Nó cần phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp
- Tiết kiệm chi phí vận hành: Cần tính toán đúng quy mô, công suất cần sử dụng. Tìm hiểu cách bố trí và sử dụng đúng thiết bị, tránh gây lãng phí điện
- Đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nước: Hệ thống điện công nghiệp sử dụng cần đảm bảo về các tiêu chuẩn như TCVN 7447-5-51: 2010, TCBN 394:2007…
Quy trình lắp đặt hệ thống điện công nghiệp chuyên nghiệp
Thi công hệ thống điện nhẹ, hệ thống điện công nghiệp là giai đoạn quan trọng. Việc thi công sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của tòa nhà, nhà máy, phân xưởng sau này. Để đảm bảo an toàn điện thì khi tiến hành, bạn cần phải tuân thủ các bước dưới đây:
Chuẩn bị sẵn trang thiết bị cần thiết
Để tiết kiệm thời gian thi công thì việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị sẵn trang thiết bị cần thiết.
Hệ thống điện công nghiệp sẽ có phần khác với điện dân dụng. vậy nên sẽ có một số trang thiết bị riêng mà khi lắp điện dân dụng không có như:
- Máy biến áp: Điện công nghiệp có mức điện áp khá cao (380V). Vì vậy cần phải sử dụng máy biến áp để đảm bảo nguồn điện hoạt động ổn định. Cần đảm bảo quá trình truyền tải điện an toàn đến các thiết bị máy móc khi lắp đặt.
- Tủ điện nhà xưởng công nghiệp: Là các loại tủ lớn chuyên dụng dùng làm tủ điện phân phối. Tủ điện điều khiển cho hệ thống máy móc, hệ thống điện.
- Dây dẫn điện: Các loại dây tải điện 1 pha, 3 pha sử dụng để dẫn điện từ ngoài vào cũng như bên trong nhà xưởng.
- Thiết bị bảo vệ hệ thống: Bao gồm các cầu dao, aptomat, rơ le,… có chức năng bảo vệ hệ thống điện khi quá tải hoặc khi dòng điện không ổn định, đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Các thiết bị báo tín hiệu: Đèn báo, chuông kêu,… nhằm cảnh báo về tình trạng hoạt động. Đặc biệt giúp nhận biết cảnh báo khi hệ thống gặp vấn đề
Khảo sát công trình, tiếp nhận thông tin khách hàng
Sau khi đã chuẩn bị toàn bộ các trang thiết bị điện cần sử dụng khi thi công, lắp đặt hệ thống điện. Đơn vị thi công cần tới trực tiếp công trình, vị trí mà mình sẽ thực hiện. Nhờ vậy, đơn vị mới có thể đo đạc, khảo sát và đưa ra những tính toán chính xác, phù hợp.
Ngoài ra, đơn vị thi công hệ thống điện nhà xưởng cũng cần quan tâm tới những yêu cầu của khách hàng. Cũng như đặc điểm của ngành nghề doanh nghiệp. Từ đó mới có thể có một phương án phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm cho hệ thống điện của nhà xưởng.
Thiết kế bản vẽ hệ thống điện công nghiệp
Để có một bản vẽ thi công hoàn hảo, đúng chuẩn thì cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Tuân thủ nghiêm các quy chuẩn về ngôn ngữ, ký hiệu sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật điện
- Đảm bảo mức độ an toàn điện trong cả lúc thi công lẫn khi vận hành
- Cam kết về khả năng đáp ứng công suất, hiệu quả theo yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra
- Tính toán về chi phí thi công đảm bảo tiết kiệm và tối ưu nhất
Thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
Thi công, lắp đặt hệ thống điện quan trọng hàng đầu trong cả quá trình. Khi thi công, các đơn vị thực hiện cần đảm bảo các yếu tố dưới dây:
- Thi công theo đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.
- Đảm bảo về mức độ an toàn của hệ thống trong khi vận hành.
- Cam kết về sự hiệu quả trong hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
- Dễ dàng trong việc sửa chữa, bảo trì hệ thống điện công nghiệp sau này.
Nghiệm thu và kiểm tra
Sau khi hoàn thành thi công, cần phải chạy thử nghiệm trên hệ thống thật để kiểm tra mức độ an toàn. Kiểm tra khả năng cung cấp điện cho thiết bị có đảm bảo yêu cầu đặt ra hay không. Sau đó mới tiến hành nghiệm thu và chuyển giao cho doanh nghiệp.
Khi đã chạy thử hệ thống ổn định, an toàn. Đơn vị thi công sẽ tiến hành chuyển giao hệ thống điện cho chủ sở hữu. Bắt đầu vào giai đoạn bảo hành, bảo trì sau lắp đặt hệ thống điện công nghiệp.
Lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
Như được biết, điện là một dạng năng lượng có ý nghĩa góp phần trong mọi hoạt động của con người. Vì vậy mà an toàn điện công nghiệp luôn được tiến hành kiểm tra và giám sát thường xuyên.
Để tiến hành lắp đặt hệ thống điện công nghiệp an toàn, người chủ cơ sở phải tuân thủ các nguyên lý và cách thức bố trí vận hành mạng lưới điện an toàn. Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc an toàn sau:
- Với người phụ trách chuyên môn: cần phải nắm rõ các thiết bị, sơ đồ điện và kỹ thuật vận hành để tránh được nguy cơ gây nguy hiểm. Phải có kiến thức về an toàn kỹ thuật điện, khi xảy ra tình huống xấu. Có khả năng xử lý tình huống và có thể sơ cứu được người bị điện giật.
- Với người lao động: Đảm bảo nguyên tắc 1 người theo dõi, 1 người làm khi tiến hành lắp đặt.
- Với doanh nghiệp: Phải thường xuyên rà soát, kiểm tra toàn bộ mạng lưới. Thực hiện tuân thủ đúng quy tắc an toàn về điện.
- Ngoài ra, cần phải lựa đúng điện áp cũng như thực hiện nối đất. Khi làm việc với thiết bị điện, người lao động phải sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo hộ chuyên dùng. Đảm bảo luôn có vật liệu cách điện và các thiết bị điện phải thường xuyên được kiểm tra.
Thông tin liên hệ Công ty cổ phần Đầu Tư P69
Bài viết trên đã chia sẻ với bạn quy trình để lắp đặt hệ thống điện công nghiệp chuyên nghiệp. Điện là nguồn năng lượng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, trước khi thi công bất cứ công trình điện nào bạn cần phải nghiên cứu quy trình lắp đặt để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ p69 để được giải đáp.