Quy trình vận hành tháp tản nhiệt như thế nào vừa đảm bảo an toàn, lại vừa đạt hiệu suất làm mát cao nhất đang là băn khoăn của rất nhiều người. Hiểu được điều này, Công ty P69 xin chia sẻ một số phương pháp sử dụng tháp tản nhiệt hiệu quả nhất, mời quý vị và các bạn cùng tham khảo.
Tháp tản nhiệt là gì? Hệ thống tháp tản nhiệt là gì?
Tháp tản nhiệt tiếng Anh là gì? Tháp tản nhiệt tiếng Anh là Cooling Tower, là thiết bị dùng để giảm nhiệt độ của dòng nước trong hệ thống HVAC bằng cách thu nhiệt của dòng nước đó rồi thải nhiệt ra ngoài khí quyển. Cơ chế thu nhiệt nước nhằm mục đích tản nhiệt cho máy móc, thiết bị, môi trường bên trong nhà xưởng, hệ thống điều hòa không khí.
Tháp tản nhiệt là thiết bị làm mát quy mô lớn, nên chúng thường được sử dụng trong các hệ thống HVAC của những nhà máy sản xuất, tòa nhà thương mại, khách sạn,…..
Những lợi ích khi vận hành tháp tản nhiệt đúng chuẩn
Tháp tản nhiệt nước hay còn được gọi là tháp hạ nhiệt. Nó được sử dụng trong các nhà xưởng công nghiệp hạ nhiệt nước để làm mát máy móc thông qua hình thức bay hơi. Khi hơi nóng được thải ra bên ngoài khí quyển, lượng nước bên trong được hạ nhiệt, các thiết bị máy móc trong nhà xưởng sẽ được làm mát một cách đáng kể. Sử dụng tháp tản nhiệt là một phương pháp hiện đại và hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống.
Việc vận hành tháp tản nhiệt đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dùng, ví dụ như:
- Hạn chế được các sự cố hỏng hóc có thể xảy ra
- Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng tháp tản nhiệt
- Tăng năng suất và hiệu quả làm việc, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
- Kéo dài tuổi thọ của máy móc và thiết bị
Quy trình vận hành tháp tản nhiệt
Để tháp tản nhiệt đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta cần nắm rõ quy trình vận hành tháp tản nhiệt. Cụ thể quy trình được mô tả cơ bản dưới đây:
1. Bước 1: Kiểm tra trước khi vận hành tháp tản nhiệt nước
– Tháp tản nhiệt hiện đang là thiết bị làm mát được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng trong hoạt động sản xuất thực phẩm, dược phẩm, chế tạo máy móc,… của đơn vị mình. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng nắm được cách sử dụng tháp tản nhiệt nước hiệu quả.
– Theo đó, trong quá trình vận hành tháp tản nhiệt nước, người sử dụng cần chú ý thực hiện theo chuẩn các bước. Đầu tiên, kỹ thuật viên cần tiến hành chuẩn bị vận hành tháp tản nhiệt bằng cách kiểm tra lại toàn bộ các chức năng, bộ phận của tháp. Cụ thể:
– Mở đáy bồn chứa để xả hết nước và tiến hành vệ sinh sạch sẽ bộ phận này. Bởi sau một thời gian sử dụng dưới đáy bồn chứa nước sẽ xuất hiện nhiều cặn bẩn, rong rêu. Điều này sẽ khiến hiệu năng làm việc của thiết bị giảm sút, linh kiện sẽ bị ăn mòn. Hãy mở ống xả dưới đáy bồn của tháp tản nhiệt, tiến hành vệ sinh sạch các cáu cặn bám dưới đáy tháp (sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, bàn chải)
– Kiểm tra khả năng lưu thông của nước còn tốt không bằng cách đổ nước vào bồn chứa cho tới khi phao van tự ngắt và xoay đầu phun cho quay tự do rồi bơm nước vào bồn tới mức nước cho phép.
– Kiểm tra xem trong hệ thống có vật thể lạ nào bị mắc kẹt làm tắc nghẽn ống phun, ống đứng hay đầu phun và quạt gió hay không.
– Kiểm tra đầu phun, tia làm mát bằng cách cho phun thử xuống lưới tản nhiệt. Kiểm tra khả năng lưu thông của hệ thống nước bằng cách đổ nước vào bồn, quan sát van phao tự động tháp tản nhiệt xem nó hoạt động ra sao.
– Kiểm tra điện áp, cường độ dòng điện cho phù hợp với động cơ của quạt và kiểm tra chiều quay của quạt. Bên cạnh đó, người vận hành máy cũng nên cho quạt chạy từ 2 – 3 phút để chắc chắn thiết bị vẫn làm việc bình thường.
– Kiểm tra sự vận hành của quạt gió phía trên nóc tháp.
2. Bước 2: Chuẩn bị hệ thống dẫn nước
Trong quá trình này, bạn cần thao tác như sau:
- Đầu tiên cho bộ phận bơm chạy khoảng 5 phút để đẩy hết không khí trong ống phun và ống đứng ra bên ngoài, sau đó kiểm tra mực nước trong bồn chứa trước khi vận hành tháp tản nhiệt để đảm bảo thiết bị vận hành ổn định.
- Tiếp đó, người dùng khởi động bơm và điều chỉnh phao cho đến khi nước trong bồn chứa đạt tới mực nước cho phép.
- Khi dòng nước chảy ổn định, người vận hành cần chắc chắn rằng khả năng quay, độ cân bằng và tốc độ quay của đầu phun luôn hoạt động trong điều kiện làm việc tốt nhất. Ví dụ như tháp tản nhiệt nước nhà xưởng Tashin TSC 5RT – 30RT có tốc độ đầu phun là 7 – 12 vòng/phút, còn tốc độ đầu phun của tháp Tashin 800RT – 1000RT lại là 2 – 3 vòng/phút,…
3. Bước 3: Khởi động quạt hút gió
Khởi động quạt gió để tháp tản nhiệt hoạt động và vận hành:
- Người làm nhiệm vụ vận hành tháp tản nhiệt nước cần thực hiện kiểm tra lỗ thông gió xem có bị bụi bẩn hay có dị vật gây cản trở quá trình hoạt động của thiết bị hay không.
- Sau khi khởi động quạt hút gió, người dùng cần kiểm tra dòng điện và điện áp, chiều quay của quạt. Nếu quạt hút gió từ dưới lên có nghĩa là động cơ đã đấu điện chuẩn và thiết bị đủ điều kiện làm việc bình thường.
Khi nào cần dùng hệ thống tháp tản nhiệt?
Tháp tản nhiệt được sử dụng để làm mát cho những hệ thống có khả năng làm mát bằng nước, gió. Người dùng nên đầu tư, lắp đặt hệ thống tản nhiệt trong những trường hợp sau:
- Nhiệt lượng tỏa ra của hệ thống lớn, cần yêu cầu tản nhiệt cho máy móc để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người vận hành.
- Đơn vị có máy móc, thiết bị hoạt động liên tục, cần sử dụng tháp tản nhiệt để đảm bảo hiệu suất làm việc.
- Cần dùng tháp tản nhiệt để đáp ứng nhu cầu sử dụng điều hòa không khí, hoặc dùng trong các sản phẩm đông lạnh như thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm, nông sản,….
- Cần dùng để làm mát các loại máy móc sản xuất phôi nhôm, thép, ép nhựa, cáp điện, dược phẩm,….
Một số lưu ý khi vận hành tháp tản nhiệt
Để đảm bảo an toàn cho người dùng và những người xung quanh, người vận hành tháp tản nhiệt cần phải lưu ý một số điều sau đây:
1. Duy trì lưu lượng nước phù hợp
Lưu lượng nước cần được duy trì theo tiêu chuẩn của từng loại tháp khác nhau nhằm đạt hiệu quả làm việc cao nhất. Trong trường hợp, mực nước trong bồn giảm xuống dưới mức quy định thì không khí bên ngoài sẽ có cơ hội lọt vào bên trong gây ra hiện tượng e bơm. Do đó, mực nước cần duy trì tốt nhất là khoảng 4-5 cm, dưới mức tràn của tháp là được.
2. Thường xuyên vệ sinh tháp
Những linh kiện của tháp như đế bồn, ống phun nước,…sau một thời gian sử dụng rất dễ bị bám bụi, đóng cặn hay ăn mòn gây ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc. Do đó, cần thường xuyên vệ sinh tháp, bảo dưỡng, bảo trì để duy trì hiệu quả làm việc cũng như tăng tuổi thọ cho tháp.
3. Kiểm soát tiếng ồn
Để đảm bảo tháp tản nhiệt nước không ảnh hưởng tới người dùng trong quá trình vận hành thì người dùng cần kiểm tra độ rung, tiếng ồn và đầu phun, nhiệt độ của nước, điện áp mô tơ và mức dầu của hộp giảm tốc.
Trên đây là những thao tác trước khi vận hành tháp tản nhiệt mà bất cứ người dùng nào cũng nên biết. Hy vọng, với những thông tin này giúp người sử dụng có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng và bảo quản thiết bị.
Những dấu hiệu cần vệ sinh tháp tản nhiệt
Trong quá trình kiểm tra tháp làm mát, dưới đây là một số dấu hiệu bạn cần tiến hành vệ sinh cho tháp càng sớm càng tốt.
- Trong quá trình tháp vận hành có tiếng động lạ, hoặc nước ở phớt rò rỉ hoặc thân bơm bị nóng lên một cách bất thường.
- Xuất hiện nhiều bụi bẩn phía dưới đáy của tháp.
- Hiệu suất làm việc bị giảm rõ rệt, không thể đáp ứng nhu cầu làm mát, sử dụng trong sản xuất.
- Bên trong tháp làm mát phát ra tiếng ồn lớn, khi chạm vào sẽ thấy trường hợp bị rung mạnh. Dù mới sử dụng tình trạng này vẫn có những tần suất xuất hiện ít.
- Tấm tản nhiệt bị bám quá nhiều nhiều cặn bẩn, chủ yếu CaCO3 có màu của vôi.
- Trong quá trình quay, bộ phận quạt của tháp phát ra tiếng kêu bất thường hoặc bị đảo chiều.
- Bộ chia nước hoạt động không còn hiệu quả như trước.
- Nhiệt độ của nguồn nước ở đầu ra không đủ đáp ứng tiêu chuẩn vận hành của tháp.
Cách vệ sinh linh kiện tháp tản nhiệt
Để đảm bảo tháp tản nhiệt luôn vận hành trong điều kiện ổn định, giúp nâng cao hiệu suất hoạt động việc vệ sinh các linh kiện của tháp cũng rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn vệ sinh và bảo trì cho các linh kiện của tháp:
1. Vệ sinh bộ phận vỏ bồn và đế bồn
Thông thường, bộ phận này được chế tạo từ chất liệu sợi bền bỉ chống ăn mòn và han gỉ rất tốt. Vậy nên, để vệ sinh chúng ta chỉ cần dùng dung dịch nước xà phòng xịt rửa sạch sẽ cho vỏ bồn, dế bồn khỏi cặn bẩn, bụi, rong rêu, mạng nhện là được nhé.
2. Vệ sinh cho đầu phun nước
Dù chưa đến chu kỳ cần vệ sinh nhưng khi đầu phun có biểu hiện là quay chậm quá so với thông số tiêu chuẩn. Hoặc dừng quay đột ngột thì bạn cần tiến hành kiểm tra đầu quay, khung đỡ cso bị vướng rong rêu hay bụi bẩn không.
Khi đã xịt rửa cặn bẩn, rong rêu xong mà trên đầu phun vẫn không cải thiện khả năng làm việc thì bạn cần thay mới linh kiện này.
3. Vệ sinh ống chia nước
Việc này giúp đảm bảo được hiệu suất phân phối nước của tháp luôn được ổn định theo thời gian. Sau khi vệ sinh xong, bạn cần lắp ống chia nước lại như ban đầu, nhớ chú ý về góc độ của ống.
4. Bảo dưỡng cho cánh quạt
Cánh quạt cũng là một bộ phận dễ bám nhiều bụi bẩn, cặn bẩn nhất trong quá trình sử dụng. Trong quá trình vệ sinh bạn cần chú ý đảm bảo điều chỉnh cho độ nghiêng của cánh quạt phải đạt chuẩn với thiết kế ban đầu.
Vệ sinh tấm tản nhiệt và các linh kiện khác
Bạn có thể sử dụng thiết bị máy rửa xe áp lực cao, kết hợp với hóa chất chống bám cặn để vệ sinh xịt rửa, tẩy sạch cặn bẩn cho linh kiện tháp hạ nhiệt này.
Đối với các linh kiện khác của tháp, bạn nên vệ sinh, định kỳ sơn chống gỉ cho các phụ tùng bằng kim loại; đồng thời chống bụi bẩn, rêu mốc trên các bộ phận này để đảm bảo tháp luôn vận hành trong điều kiện các linh kiện tốt nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng cho người dùng.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02422121212 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA