Công tác giám sát thi công điện là một hoạt động nằm trong một chuỗi các hoạt động khác của quá trình thực hiện dự án lắp đặt thi công hệ thống điện và nó đóng vai trò rất quan trong. Trong bài viết hôm nay công ty P69 sẽ giới thiệu đến các bạn các Kinh nghiệm và kỹ năng giám sát thi công điện chi tiết chuẩn thợ mà bạn có thể tham khảo !
Thế nào là thi công giám sát điện công trình?
Giám sát công trình (Construction Supervison) là người đảm nhận vị trí chịu trách nhiệm giám sát quá trình thi công điện tại công trình. Cần phải đảm bảo khối lượng – chất lượng theo bảng thiết kế được duyệt bởi chủ đầu tư. Tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành cũng như các vấn đề về vệ sinh môi trường và an toàn lao động, tiến độ thi công xây dựng.
Thường thì vị trí thi công giám sát công trình sẽ do kỹ sư thiết kế lắp đặt có kinh nghiệm phụ trách. Như vậy có thể đảm bảo ngăn chặn những chí phí ngoài dự tính. Cũng như các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công.
Việc thi công và giám sát điện công trình cần đảm bảo yếu tố gì?
Việc giám sát thi công lắp đặt hệ thống điện công trình phải bảo đảm các yếu tố sau:
– Thực hiện tốt công việc giám sát trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công lắp đặt. Kể cả thời gian thực hiện và đến khi hoàn thành và nghiệm thu lại hệ thống cơ điện công trình đã thi công.
– Dựa vào bảng thiết kế đã duyệt mà phải đảm bảo việc thi công điện công trình. Quy định về quản lý, quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng vật liệu lắp đặt,…
– Và đặc biệt là phải trung thực, khách quan và không vu lợi cho bản thân.
Các bước trong quy trình giám sát thi công điện
Trong quá trình thi công lắp đặt, quy trình giám sát thi công điện bao gồm:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ trong thiết kế
– Đây là bước đầu tiên, cũng là bước được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong công tác tư vấn cũng như giám sát công trình.
– Người chịu trách nhiệm tư vấn, giám sát công trình cần phải tiến hành kiểm tra, khảo sát công trình để đánh giá chất lượng thiết kế thi công, có vậy mới giảm thiểu được tình trạng thiếu sót và đem lại biện pháp hiệu quả cho công trình.
Bước 2: lắp đặt kế hoạch triển khai và giám sát quá trình thi công
Người thực hiện công tác tư vấn, giám sát sẽ chịu trách nhiệm giám sát và căn cứ vào hồ sơ thiết kế kết hợp cùng các tiêu chuẩn nước ta hiện hành để lập ra các kê hoạch công tác cụ thể, đảm bảo quá trình tư vấn giám sát đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công
– Đây là một phần trong việc kiểm tra toàn bộ hồ sơ thuộc phần thiết kế của công trình trong từng hạng mục riêng biệt giúp đảm bảo được toàn bộ quá trình diễn ra đảm bảo tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng tốt nhất.
Bước 4: Giám sát theo từng hạng mục lắp đặt
– Kỹ sư tư vấn giám sát thi công đòi hỏi cần giám sát thật chặt chẽ từng hạng mục thi công và kiểm tra kỹ lưỡng các số liệu trong quá trình lắp đặt.
– Ngoài ra, việc này còn giúp kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót kịp thời, đưa ra các biện pháp xử lý một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
– Kiểm tra thật kỹ lưỡng cùng với quá trình nghiệm thu cho từng loại nguyên vật liệu lắp đặt điện, máy móc và kỹ thuật viên trong quá trình thi công.
Quy trình giám sát thi công phần điện từng hạng mục:
- Giám sát công tác lắp đặt hệ thống ống bảo vệ đường dây điện.
- Giám sát công tác lắp đặt cáp điện
- Giám sát công tác lắp đặt tủ điện, bảng điện
- Giám sát công tác lắp đặt các thiết bị điện
- Giám sát thực hiện công tác lắp đặt đầu nối kiểm tra
Bảng mô tả việc thi công giám sát điện công trình của công ty P69
Nhiệm vụ chính của giám sát công trình
|
Công việc cụ thể của thi công giám sát
|
Giám sát hoạt động thi công điện công trình
|
• Trực tiếp giám sát các hoạt động thi công tại công trường thường xuyên.
• Chọn lọc ra các vật liêu tốt trước khi đưa vào thi công. • Cần nhắc nhở nhân viên thi công và lắd đặt theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật • Cần tạm dừng quá trình thi công nếu xảy ra sai sót về tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục • Việc thi công thì giám sát điện công trình cần hối thúc làm việc để đảm bảo tiến độ theo bản hợp đồng. • Cần kiểm tra kỹ về an toàn lao động và vấn đề mội trường tại công trình. • Nếu có vấn đề phát sinh tại công trình cần phải giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. |
Giám sát quá trình làm việc
|
• Kiểm tra thật kỹ bản vẽ thiết kế chi tiết hệ thống cơ điện của công trình
• Giám sát quá trình các đội thầu phụ để tìm ra sai sót và khắc phục nhanh chóng • Nếu có chút thay đổi thì cần bàn bạc để tìm ra phương án tốt nhất |
Phối hợp nghiệm thu lại toàn bộ hệ thống điện công trình
|
• Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình
• Lập biên bản nghiệm thu lại khối lượng và chất lương công trình theo bản cam kết. Nếu phát hiện chỗ sai sót cần lên kế hoạch giải quyết ngay. |
Công việc khác |
• Quản lí hồ sơ chất lượng của công trình được giao
• Kiểm tra hồ sơ thanh toán với chủ đầu tư,… • Thường xuyên làm báo cáo theo yêu cầu • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của nhà thầu chính |
Công việc của một kỹ thuật giám sát thi công điện
– Vận hành, bảo trì ,sửa chữa, các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà
– Bảo trì ngăn ngừa hư hỏng và vận hành hệ thống M&E ở chế độ tiết kiệm nhất
– Quản lý tài sản văn phòng
– Giám sát, kiểm tra và ghi chép các thông số thiết bị kỹ thuật tòa nhà, nhằm đảm bảo hoạt động liên tục, hiệu quả ,tiết kiệ
– Ngăn ngừa, sửa chữa các sự cố, hư hỏng có liên quan đến các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà và báo cáo kết quả thực hiện.
– Sửa chữa, thay thế các linh kiện nhỏ trong hệ thống kỹ thuật như: CB, công tắc, bóng đèn, van nước
Liện hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02437688156 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA