Môi trường chính trị pháp luật ảnh hưởng đến ngành cơ điện (M&E) ở Việt Nam
Hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước vô cùng quan tâm đến ngành xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực thi công công trình, cơ điện. Bằng chứng là trong những năm qua, hàng loạt văn bản và chính sách thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển các công trình xây dựng ra đờI.
Một số quyết định của nhà nước thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển các công trình xây dựng.
- Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg về định hướng Quy hoạch tổng thể đô thị Việt Nam đến năm 2020, sau này được sửa đổi bổ sung thành “Các định hướng quan trọng về Xây dựng của Việt Nam đến năm 2010 và 2020”.
- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 về Phê duyệt Chương trính phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020.
- Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 về Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 134/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng,…
Thêm vào đó, hệ thống Luật pháp và các văn bản dưới luật liên quan đến đầu tư xây dựng đã sửa đổi và hoàn thiện như:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật Nhà ở số 65/2014/QH13.
- Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13,…
Hơn nữa, thể chế kinh tế đã xác định đẩy mạnh kinh tế tư nhân là động lực phát triển nền kinh tế. Như vậy, các điều kiện về thể chế và môi trường chính trị hết sức thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ Cơ điện công trình. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý rằng hoạt động đầu tư xây dựng còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chính sách cắt giảm đầu tư công.
Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến ngành cơ điện (M&E) ở Việt Nam
Kinh tế Việt Nam đang phát triển ổn định, kèm theo đó, ngành xây dựng với mảng thị trường Bất động sản và thi công cơ điện cũng đang có triển vọng phát triển tốt. Một nền kinh tế tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển các công trình nhà ở cao tầng, trung tâm thương mại hay các công trình công nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đây là những cơ sở quan trọng tạo đà và các điều kiện phát triển kinh doanh thi công Cơ điện.
Cần lưu ý rằng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và cung cấp thiết bị, dịch vụ Cơ điện lại chịu ảnh hưởng đặc thù liên quan đến lĩnh vực hoạt động ngành. Theo đánh giá, hoạt động của các ngành công nghiệp phụ trợ (thiết bị, máy móc, biến áp,…) tại Việt Nam có sự biến động thất thường, suy giảm do các chính sách hỗ trợ không phù hợp.
Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng đến ngành cơ điện (M&E) Ở Việt Nam
Quy mô và cơ cấu dân số nước ta có tác động lớn đến hoạt động đầu tư xây dựng và các hoạt động kinh doanh dịch vụ thi công Cơ điện. Dân số Việt Nam là khoảng hơn 95 triệu người, đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 305 người/km2, dân cư đô thị chiếm 33,6% tổng dân số (Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, 2016). Dân số Việt Nam liên tục tăng sẽ tạo áp lực về nhu cầu nhà ở, các công trình bất động sản phục vụ sản xuất và các nhu cầu phát sinh khác.
Thêm vào đó, sự di dân cơ học tăng cao làm cho nhu cầu này càng cao tại các đô thị. Thu nhập trên đầu người của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, đảm bảo khả năng chi trả việc mua nhà và các tiêu dùng khác. Tất cả các yếu tố trên đây góp phần tác động đến sự tăng trưởng của ngành xây dựng và bất động sản, qua đó tác động đến hoạt động kinh doanh Cơ điện công trình.
Môi trường khoa học, công nghệ xã hội ảnh hưởng đến ngành cơ điện (M&E)
Nhờ có sự phát triển khoa học công nghệ thông tin mà lĩnh vực cơ điện sẽ có cơ hội áp dụng công nghệ và thiết bị hiện đại vào việc thi công, lắp đặt. Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi cách thức cập nhật thông tin, doanh nghiệp có thể trao đổi điều hành, thiết kế và thi công, tiếp nhận ý kiến khách hàng, điều phối công việc một cách thuận tiện hơn.
Xu thế và sự tham gia của nước ngoài ảnh hưởng đến ngành cơ điện (M&E) ở Việt Nam
M&E là một ngành hết sức triển vọng bởi tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam là rất cao, đặc biệt khi ngành công nghiệp, xây dựng, bất động sản đang tăng trưởng chóng mặt.
Theo số liệu thống kê, doanh thu trung bình của Top 5 Nhà thầu M&E năm 2016 đạt 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trung bình đạt gần 270 tỷ đồng. Cũng cần lưu ý rằng lĩnh vực Cơ điện còn khó tiếp cận với Việt Nam. Hầu hết các ông lớn trong ngành lại là các nhà thầu nước ngoài có tiềm lực mạnh, chuyên môn cao. Chỉ mới có một số ít doanh nghiệp nội với tên tuổi thực sự nổi bật như REE hay SRF sẵn sàng đảm nhận các công trình lớn.
Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà thầu xây dựng lớn đang trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong cả lĩnh vực M&E này bởi sự áp dụng phổ biến của hình thức D&B (Thiết kế & Thi công) khi các nhà thầu chính có khả năng thi công hầu hết các phân đoạn của dự án và sử dụng ít thầu phụ, trong đó có cả phần Cơ điện.
Ưu và nhược điểm của hình thức D&B
- Tính chủ động về thiết kế, quản lí tốc độ dự án giúp tối ưu hóa quá trình thiết kế để tiết kiệm chi phí.
- Mô hình này lại có nhược điểm là đòi hỏi nhà đầu tư phải có bộ máy hoạt động thật sự chuyên nghiệp.
Như vậy, dự báo sẽ có một số lượng lớn các đối thủ tiềm ẩn đang có ý định tham gia vào thị trường cơ điện. Đặc biệt, phải lưu ý đến ý định xâm nhập của cả các doanh nghiệp mang yếu tố nước ngoài.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02422121212 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA
nguồn OD CLICK