Lắp đặt ống thoát nước mưa là hạng mục cực kỳ quan trọng khi xây dựng bất cứ công trình nào. Thiết kế đường ống thoát nước hợp lý không những đem lại hiệu quả sử dụng mà còn giúp tăng thêm bộ bền, thẩm mỹ cũng như tiết kiệm chi phí xây dựng. Do đó, lựa chọn chủng loại ống, đường kính ống thoát nước cũng như các yếu tố liên quan trong quá trình thiết kế, xây dựng là việc làm cần thiết để đem lại một công trình như ý muốn cả về thẩm mỹ lẫn kỹ thuật.
Hãy cùng Công ty P69 tham khảo ngay cách lắp đặt ống thoát nước mưa đúng tiêu chuẩn kích thước.
Mục đích của lắp đặt đường ống thoát nước mưa?
- Như tên của đường ống thoát nước mưa đã chứng tỏ vai trò của hạng mục nầy trong quá trình xây dựng.
- Hệ thống ống thoát nước mưa là hệ thống đường ống, sê nô, mái thu nước, hệ thống hố ga…đảm bảo thu toàn bộ lượng nước mưa phát sinh và thoát nước đảm bảo kỹ thuật về lưu lượng.
- Yêu cầu cần thiết của hệ thống thoát nước mưa là phải vận chuyển đủ khối lượng, lưu lượng nước thoát do mưa trong thời điểm lưu lượng mưa tăng đột biến.
Nguyên tắc thiết kế lắp đặt ống thoát nước mưa trên mái
- Đường ống thoát nước mưa được bố trí sao cho ngắn nhất;
- Độ dốc đảm bảo thoát nước mưa nhanh chóng nhất;
- Đường kính ống thoát nước mưa phải đảm bảo duy trì tình trạng thoát nước trong thời điểm mưa to nhất.
Vai trò của lắp đặt ống thoát nước mưa trên mái nhà?
- Đảm bảo cho toàn bộ lượng nước mưa phát sinh không tồn đọng trên mái, không thấm ngược vào nhà cũng như không gây nên hiện tượng trào ngược.
- Thoát nước mưa tốt sẽ không gây nên hiện tượng ẩm mốc cũng như ảnh hưởng kết cấu và thẩm mỹ của công trình.
- Nếu hệ thống thoát nước mưa không tốt cũng như không duy trì được khả năng thoát thì dễ dàng phát sinh nên vi sinh vật gây hại, ruồi, muỗi cũng như các loại vi khuẩn, nấm mốc…
- Thiết kế hệ thống thoát nước mưa hợp lý góp phần làm tăng khả năng tận dụng các không gian lân cận như: phòng giải trí, phòng ngủ, phòng làm việc..
Cách lắp đặt ống thoát nước mưa
Hệ thống ống thoát nước mưa thường được lắp đặt theo phương thẳng đứng và quá trình lắp đặt cần phải đạt các tiêu chuẩn như sau:
+ Độ dốc tối thiểu là 45 độ
+ Với diện tích sân thượng, sàn mái dài trên 100m2 cần lắp đặt 6 ống thoát, 4 vị trí cho 4 góc và 2 vị trí ở giữa
+ Đối với sân thượng hay sàn mái cần được lắp đặt sê nô, đây là bộ phận máng nước được thiết kế theo hình chữ U, với sê nô đa phần được làm bằng nhựa cao cấp, tôn mạ kẽm với độ dốc tương đương 0,5%
+ Đầu lỗ thoát nước mưa cần được lắp đặt quả cầu chắn rác hoặc phẽo lọc rác, tránh trường hợp rác thải, lá cây hay các vật dụng lạ tràn xuống gây tắc nghẽn hệ thống ống dẫn nước
+ Xung quanh cổ ống thoát nước mưa cần được sử dụng keo chống thấm cực tốt và trám trít cẩn thận tránh tình trạng động nước sàn mái gây thấm nước xuống tường nhà
+ Quá trình lắp đặt, cần không nên sử dụng quá nhiều co lơ, cút nối và quá trình thi công cần thực hiện đúng bản vẽ, yêu cầu thiết kế. Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn thì nên nhờ sự tư vấn của kĩ thuật
Các tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt ống thoát nước mưa
Quá trình thi công thiết kế, lắp đặt hệ thống ống thoát nước mưa cần được thực hiện đúng các tiêu chuẩn về kích thước, đường kính, độ chôn sâu, độ dốc… cụ thể chi tiết dưới đây
1. Kích thước và đường kính ống thoát nước mưa
Kích thước ống nước mưa xả ngang
Đường kính
|
Lưu lượng nước mưa (Lít / giờ) |
Chú ý
|
|
Độ dốc 1:50 | Độ dốc 1:100 | ||
Ø 27 | 70 | 50 |
Không sử dụng ống gộp xả
|
Ø 34 | 125 | 88 | |
Ø 49 | 247 | 175 |
Có thể sử dụng ống gộp xả
|
Ø 60 | 473 | 334 | |
Ø 90 | 900 | 525 |
Kích thước ống nước mưa xả đứng
Đường Kính (mm) | Lượng nước ngưng tụ (lít / h) | Lưu ý |
Ø 21 | 220 |
Không sử dụng cho ống gọp xả
|
Ø 27 | 410 | |
Ø 34 | 470 |
Sử dụng cho ống gộp xả
|
Ø 49 | 1440 | |
Ø 60 | 2760 | |
Ø 76 | 5710 | |
Ø 90 | 8280 |
2. Độ sâu chôn ống thoát nước mưa
Đối với ống thoát nước mưa âm tường thì độ chôn sâu giao động từ 10 – 20 cm, với hệ thống được đặt sâu dưới lòng đất thì độ chon sâu giao động từ 50 cm – 1m, tránh để đường ống nằm quá sau dưới hố ga, cách mực nước thải 20 cm
3. Công thức tính ống thoát nước mưa
Tính toán lưu lượng thoát nước mưa trên mái được tính theo công thức:
Q = K.F.q5/10000 (l/s)
Trong đó: F = F mái + 0.3 F tường
Với:
- F: diện tích thu nước (m2)
- Fmái: diện tích hình chiếu của mái
- Ftường: Diện tích tường đứng tiếp xúc với mái hoặc cao trên mái (m2)
- K: hệ số lấy bằng 2
- Q5: Cường độ l/s.ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm (p=1) tra trong phụ lục TCVN 4474 : 1987
Tính toán số lượng ống đứng thu nước mưa cần thiết xác định theo công thức:
nôđ ≥ Q/qôđ
Trong đó:
- Q: Lưu lượng tính toán nước mưa trên mái (l/s)
- qôđ: Lưu lượng tính toán của 1 ống đứng thu nước mưa lấy theo bảng 9 TCVN 4474 : 1987
- Tính toán chọn đường kính ống thoát nước ngang (nối chân các ống đứng) với độ đầy ≤ 0.8
VD:
- Ống có phi (đường kính) 49 mm có thể thoát nước cho diện tích mái 40m2.
- Ống phi 60 mm có thể thoát nước cho diện tích mái 50 – 70m2.
- Ống phi 90 mm có thể thoát nước cho diện tích mái 70 – 100m2.
- Ống phi 110 mm có thể thoát nước cho diện tích 100 – 150m2.
- Ống phi 125 mm có thể thoát nước cho diện tích 150 – 200m2.
- Ống phi 140 mm có thể thoát nước cho diện tích 200 – 300m2.
Các yêu cầu khi lắp đặt ống thoát nước mưa
Hệ thống ống thoát nước mưa thường xuyên được thiết kế theo chiều hướng thẳng đứng cho nên bạn cần phải chú ý một số tiêu chuẩn sau:
1. Với diện tích sân thượng
Đối với diện tích sân thượng có mái dài > 100m2 bạn cần lắp đặt 6 ống thoát, 4 vị trí cho 4 góc và 2 vị trí 2 ở giữa
2. Mỗi hệ thống thoát nước mưa cần được lắp đặt sê nô
Đây là bộ phận máng nước được thiết kế theo hình chữ U. Đối với sê nô máng nước đa phần được làm bằng nhựa, tôn hoặc kẽm, kích thước và độ dài tương ứng với mái với độ nghiên 0,2 %.
3. Trang bị phễu thu nước mưa cho đầu lỗ thoát
Đầu lỗ thoát cần trang bị phễu thu nước mưa có cầu chắn rác, tránh trường hợp rác thải đến từ lá cây, vật dụng lạ hoặc con vật chiu vào đường ống gây ra sự cố tắc nghẽn.
4. Sử dụng keo chống thấm
Xung quanh cổ ống nước mưa cần quét keo chống thấm cực tốt nhằm tránh lại các hiện trạng thấm sàn do nước mưa tràn vào.
Việc thi công lắp đặt ống thoát nước mưa cần phải tuân thủ đúng bản bản thiết kế, yêu cầu kĩ thuật về kích thước, lắp đặt sê nô và phẽo chắn rác. Nếu bạn là một kiến trúc sư có tầm hiểu biết chuyên sâu trong ngành xây dựng chắc chắn bạn sẻ biết rằng đâu là yếu tố cần thiết và nhấn mạnh. Chính vì thế đây sẻ là thông tin bổ xung kiến thức bạn còn thiếu.
Kích thước ống nước mưa dành cho hệ thống nhà ở
Theo như kinh nghiệm trong nghề thì tôi sẻ đưa ra một số gợi ý về các tiêu chuẩn thoát nước mưa trên mái. Đối với hệ thống ống thoát nước mưa thì bạn nên sử dụng ống Ø 60, đối với các công trình lớn hơn thì nên dùng ống Ø 75, còn lại các công ty, xí nghiệp trở lên nên dùng ống > Ø 90.
Vấn đề hệ thống thoát nước mưa bị tắc nghẹt
Trong thực tế thì cống thoát nước mưa rất ít bị tắc nghẽn. Nhưng nếu tắc nghẽn xảy ra thì cũng rất khó giải quyết. Cụ thể:
- Không tắc nghẽn hoàn toàn mà chỉ tắc nghẽn một phần, khi trời mưa lớn thì mới xảy ra hiện tượng trào ngược nên rất khó thông tắc bằng máy áp lực.
- Kích thước đường ống nước mưa luôn lớn, bố trí dọc theo chiều cao ngôi nhà. Do nguyên nhân tắc nghẽn chủ yếu là lá cây và đường ống phức tạp nên thông tắc gặp khó khăn.
Các cách thông tắc hệ thống thoát nước mưa
- Sử dụng bơm áp lực để đưa lượng nước cho áp lực lớn, phá vỡ tắc nghẽn.
- Sử dụng máy lò xo để đánh trôi hoàn toàn tắc nghẽn.
Chú ý: không sử dụng các loại hóa chất thông tắc vì có thể làm cho tình trạng tắc nghẽn trở nên nặng hơn.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ P69 – Nhà Thầu Cơ Điện M&E
Địa chỉ: Số 6/165C Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://p69.com.vn/
Hotline : 02437688156 – 0965937799
Email: kd@cokhip69.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/p69nhathaucodien
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/congtyp69/
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCOUwCnE5iGj8iqe_ZIUM7oA